Hồ sơ xin việc (hay còn được gọi là hồ sơ ứng tuyển) là tập các văn bản tài liệu tóm tắt về lý lịch bản thân, quá trình giáo dục đào tạo, liệt kê kinh nghiệm ... để nộp cho người sử dụng lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, có được phép cho nghỉ việc đối với người lao động dùng hồ sơ giả hay không?
Mục lục bài viết
1. Được cho nghỉ việc người lao động dùng hồ sơ giả không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Người lao động có hành vi thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc đi nhận cụ thể trong quy chế của doanh nghiệp. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ do người sử dụng lao động ban hành tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức người đại diện lao động tại cơ sở đối với nơi có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Người lao động bị ốm đau, người lao động bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hoặc quá nửa (1/2) thời hạn hợp đồng lao động đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thời gian dưới 12 tháng, tuy nhiên khả năng lao động của người lao động vẫn chưa phục hồi;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, cần phải thu hẹp sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục tuy nhiên vẫn bắt buộc phải giảm chỗ làm việc của người lao động;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khoảng thời gian quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác;
– Người lao động có hành vi tự tiện bỏ việc, tuy nhiên không có lý do chính đáng trong khoảng thời gian từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực các thông tin khi giao kết hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019, làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng người lao động của người sử dụng lao động.
Như vậy, trong trường hợp người lao động có hành vi sử dụng hồ sơ giá, cung cấp các loại thông tin giấy tờ không trung thực trong quá trình giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng người lao động của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Tóm lại: Người sử dụng lao động có quyền cho nghỉ việc đối với người lao động có hành vi dùng hồ sơ giả trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, vi phạm quy định tại Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019, làm ảnh hưởng tới quá trình tuyển dụng của người sử dụng lao động.
2. Có được sử dụng hồ sơ giả để giao kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, trong khi giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên được quy định cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động bắt buộc phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về tình hình công việc, địa điểm làm việc của người lao động, điều kiện làm việc của người lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ an toàn vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tiền lương của người lao động được hưởng, hình thức trả lương, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quy định về vấn đề bảo mật bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ của người sử dụng lao động … và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động và người lao động yêu cầu;
– Người lao động cần phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên của người lao động, ngày tháng năm sinh, giới tính của người lao động, địa chỉ nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề nghiệp, xác nhận tình trạng về sức khỏe để đảm bảo trong quá trình lao động … và các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới hoạt động giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ xin việc của người lao động bắt buộc phải cung cấp đầy đủ và trung thực một số thông tin cơ bản cho người sử dụng lao động, trong đó bao gồm: Họ tên của người lao động, ngày tháng năm sinh của người lao động, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề nghiệp, trình độ tình trạng sức khỏe để làm việc, và các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới hoạt động giao kết hợp đồng lao động khi người sử dụng lao động yêu cầu.
Hành vi sử dụng hồ sơ giả để giao kết hợp đồng lao động đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực của người lao động đối với người sử dụng lao động. Đây là hành vi bị nghiêm cấm, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
3. Sử dụng hồ sơ giả đi xin việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo phản ánh của nhiều người sử dụng lao động hiện nay, tình trạng người lao động làm ra thành phần hồ sơ giấy tờ trong quá trình xin việc đã trở nên vô cùng phổ biến, vì vậy pháp luật đã có những quy định phù hợp để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi của mình và xử lý đối với các đối tượng có hành vi sử dụng giấy tờ giả trong quá trình xin việc. Hành vi sử dụng hồ sơ giả xin việc hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức căn cứ theo quy định tại Điều 341 của Bộ luật hình sự năm 2015, khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ.
Theo đó, người nào có hành vi làm giả con dấu, làm giả tài liệu hoặc các loại giấy tờ văn bản khác của cơ quan, tổ chức, hoặc có hành vi sử dụng con dấu, sử dụng tài liệu hoặc các loại giấy tờ giả thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thì sẽ bị phạt với khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tăng nặng của Điều 341 được quy định như sau:
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi thuộc một trong những trường hợp sau: Có tổ chức, phạm tội hai lần trở lên, làm giả từ 02 con dấu đến 05 con dấu, thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tái phạm nguy hiểm;
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau: Làm giả từ 06 con dấu trở lên, sử dụng con dấu tài liệu thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên;
– Hình phạt bổ sung có thể áp dụng đó là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: