Bổ nhiệm lại là hoạt động của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động bổ nhiệm đối với các cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có được bổ nhiệm lại hay không?
Mục lục bài viết
1. Viên chức bị kỷ luật có được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về các vấn đề liên quan đến việc kỷ luật viên chức. Theo đó:
– Viên chức khi bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài trong khoảng thời gian 03 tháng, viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo thì thời hạn nâng lương sẽ bị kéo dài trong khoảng thời gian 06 tháng. Trong trường hợp viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức thì thời hạn nâng lương của viên chức sẽ bị kéo dài 12 tháng, đồng thời các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện hoạt động bố trí vị trí việc làm khác phù hợp đối với viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật;
– Viên chức bị kỷ luật thì sẽ xử lý như sau:
+ Trong trường hợp viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo thì viên chức đó sẽ không được thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định kỷ luật đối với viên chức có hiệu lực pháp luật;
+ Trong trường hợp viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức thì viên chức đó sẽ không được thực hiện hoạt động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong khoảng thời gian 24 tháng bắt đầu được tính kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đó có hiệu lực pháp luật.
– Viên chức đang trong thời gian xử lý kỷ luật, viên chức đang trong thời gian bị điều tra, đang trong thời gian bị truy tố, bị xét xử thì sẽ không được thực hiện thủ tục bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc;
– Viên chức quản lý đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức do hành vi tham nhũng hoặc bị cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án ra bản án kết án về hành vi tham nhũng của mình thì sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý;
– Viên chức bị cấm hành nghề hoặc viên chức bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì các đơn vị sự nghiệp công lập bắt buộc phải bố trí cho viên chức đó vào vị trí làm việc mới không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp mà viên chức bị cấm hoặc nghề nghiệp mà viên chức bị hạn chế;
Viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, hoặc phải bồi thường/hoàn trả theo quyết định của cơ quan và các đơn vị sự nghiệp công lập, nếu nhận thấy không thỏa đáng thì viên chức đó hoàn toàn có quyền khiếu nại, khởi kiện theo thủ tục chung hoặc yêu cầu giải quyết theo quy trình do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, tùy vào từng hình thức xử lý kỷ luật khác nhau mà viên chức đó có thể được bổ nhiệm lại, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo, thì viên chức đó sẽ được bổ nhiệm lại tuy nhiên không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức có hiệu lực;
– Trong trường hợp viên chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thì viên chức đó sẽ không được bổ nhiệm lại trong khoảng thời gian 24 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức có hiệu lực;
– Trong trường hợp viên chức đang trong thời gian xử lý kỷ luật, đang trong thời gian điều tra, truy tố hoặc xét xử thì viên chức đó sẽ không được bổ nhiệm. Viên chức quản lý bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức do hành vi tham nhũng hoặc bị Tòa án ra bản án kết án về hành vi tham nhũng của mình thì viên chức đó cũng sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
2. Công chức bị kỷ luật có được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về các vấn đề có liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật. Theo đó:
– Cán bộ và công chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo, thì thời gian nâng lương của cán bộ công chức đó sẽ bị kéo dài trong khoảng thời hạn 06 tháng được tính kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực. Nếu cán bộ, công chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật giáng chức hoặc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực;
– Các cán bộ và công chức Kỷ luật thì sẽ xử lý như sau:
+ Trong trường hợp cán bộ, công chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo hoặc hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương thì sẽ không được quyền thực hiện hoạt động nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định kỷ luật đó có hiệu lực;
+ Trong trường hợp cán bộ, công chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật giáng chức hoặc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức, thì sẽ không được thực hiện thủ tục nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong khoảng thời gian 24 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật đó có hiệu lực;
+ Nếu hết thời hạn sử lý kỷ luật nêu trên, cán bộ và công chức không có hành vi vi phạm mới đến mức phải tiếp tục bị xử lý kỷ luật, thì các cán bộ và công chức đó vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện thủ tục nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ và công chức đang trong thời gian bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, đang trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không được quyền đề cử, bổ nhiệm, ứng cử, luân chuyển, điều động, biệt phái, bồi dưỡng, nâng ngạch, đào tạo hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Các cán bộ và công chức bị kỷ luật dưới hình thức cách chức do các hành vi tham nhũng thì sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo hoặc vị trí quản lý.
Tóm lại, công chức bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật vẫn có thể được bổ nhiệm lại nếu hình thức kỷ luật đối với công chức đó ở mức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương.
3. Những trường hợp nào viên chức, công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận tình trạng viên chức bị mất năng lực hành vi dân sự khi viên chức đó có hành vi vi phạm;
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ công chức năm 2019;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, vi phạm do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 trong quá trình thi hành công vụ;
– Các cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức phải bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tuy nhiên đã qua đời.
Theo đó thì có thể nói, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì viên chức và công chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức;
–
– Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
THAM KHẢO THÊM: