Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu như có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Vậy mẫu tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giữ lại quốc tịch Việt Nam:
Thời điểm
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh về quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu như có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định là có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định ở tại Nghị định này (sau đây gọi là Người yêu cầu xác định quốc tịch).
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác đã được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nơi mà Người yêu cầu xác định quốc tịch đang thường trú, thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam.
– Trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc là vùng lãnh thổ mà không có Cơ quan đại diện thì người này sẽ phải nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.
– Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đăng tải ở trên cổng thông tin điện tử của mình danh sách các Cơ quan đại diện
Hiện nay, tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (thay thế Nghị định 78/2009/NĐ-CP và Nghị định 97/2014/NĐ-CP) đã quy định một mục riêng quy định về đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam).
2. Mẫu tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam:
Như đã nói ở mục trên, từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 sẽ không còn thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thay vào đó sẽ là thủ tục Đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam. Mẫu Đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam (đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam) được thực hiện theo Mẫu TP/QT-2020-TKXĐQTVN ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch, cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…ngày…tháng…năm…
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Kính gửi:….
Họ, chữ đệm, tên:….Giới tính:…
Ngày, tháng, năm sinh:…
Nơi sinh:…
Nơi đăng ký khai sinh:…
Quốc tịch nước ngoài (nếu có):….
Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế:…do:…cấp ngày…tháng…năm…
Nơi cư trú:…
Ngày, tháng, năm xuất cảnh:…/…/…
Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh:…
Giấy tờ làm cơ sở xác định có quốc tịch Việt Nam kèm theo:
1….
2…
3…
4…
5…
Đề nghị….xác định tôi có quốc tịch Việt Nam và cấp cho tôi…
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình./.
Người khai
(Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
3. Thủ tục đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam:
Điều 27 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa bị mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật của Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo đúng như quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu mà người này có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện, nơi cư trú để được xác định là có quốc tịch Việt Nam (sau đây sẽ gọi là người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam). Theo đó, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nếu như mà có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện, nơi cư trú để được xác định là có quốc tịch Việt Nam (đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam). Thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam (đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam) được thực hiện như sau:
– Người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, bao gồm Tờ khai (tờ khai đã nêu ở mục trên), kèm theo 4 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ về cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc là giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Các Giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tiến hành tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch; trong thời hạn 10 ngày làm việc thì Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. Nếu như có căn cứ để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam và không có tên ỏ trong danh sách những người đã thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ ghi vào Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người đó yêu cầu cấp Hộ chiếu Việt Nam thì khi đó Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp Hộ chiếu cho họ hoặc thông báo cho họ đến Cơ quan đại diện để làm thủ tục được cấp Hộ chiếu, nếu nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Việc cấp Hộ chiếu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối với trường hợp chỉ yêu cầu đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam mà không có yêu cầu cấp Hộ chiếu Việt Nam thì sau khi ghi vào Sổ đăng ký xác định rằng người đó có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện cấp cho họ bản trích lục theo mẫu quy định.
– Trong thời hạn trên, nếu không có đủ căn cứ để xác định có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện sẽ gửi văn bản về Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu và gửi cho Bộ Công an đề nghị xác minh. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, khi đó Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao sẽ phải thông báo cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định người yêu cầu có hay là không có quốc tịch Việt Nam. Nếu như không có cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.
– Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: