Mặc dù nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển sâu rộng, tuy nhiên nền kinh tế vẫn có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Vậy theo quy định của pháp luật, mức hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
- 1.1 1.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- 1.2 1.2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài:
- 1.3 1.3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài:
- 1.4 1.4. Hỗ trợ chi phí đào tạo và nâng cao trình độ kĩ năng tay nghề:
- 2 2. Đối tượng nào sẽ được nhận hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
- 3 3. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm nội dung gì?
1. Mức hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Để có thể góp phần đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ tối đa cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật đã triển khai nhiều phương án hỗ trợ nhất định. Trong đó, pháp luật đã quy định cụ thể về mức hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, có quy định cụ thể về mức chi hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ các khoản chi phí sau đây:
1.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
– Về vấn đề đào tạo nghề, pháp luật đã đưa ra một số mức hỗ trợ nhất định cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:
+ Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế;
+ Tối đa được xác định là 3.000.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người dân tộc thiểu số, những người thuộc hộ nghèo, người được xác định là thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
+ Tối đa được xác định là 2.500.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người thuộc hộ cận nghèo.
– Về vấn đề đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ được chi trả như sau:
+ Được chi trả theo mức cụ thể đối với từng khóa học và thời gian học thực tế của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Tối đa được xác định là 3.000.000 đồng/người trong một khóa học.
– Về vấn đề bồi dưỡng kiến thức cần thiết đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật hiện nay quy định sẽ hỗ trợ theo chi phí thực tế, tuy nhiên tối đa được xác định là 530.000 đồng/người trong một khóa học;
– Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật hiện nay quy định mức 40.000 đồng/người trong một ngày;
– Đối với chi phí đi lại cho người lao động di chuyển từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo, pháp luật có quy định cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ mức 200.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo trong khoảng từ 15 km trở lên;
+ Hỗ trợ mức 300.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có khoảng cách tới địa điểm đào tạo từ 10km trở lên.
– Những người lao động thuộc các huyện nghèo thì sẽ được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền chi trả để mua các đồ dùng cá nhân cần thiết, bao gồm:
+ Đối với tiền ở, pháp luật hiện nay đang hỗ trợ mức 200.000 đồng/người trong một tháng;
+ Đối với tiền mua các loại đồ dùng cá nhân như quần áo, đồng phục, chăn màn, giày dép … thì pháp luật hiện nay đang xác định với mức 400.000 đồng/người.
1.2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài:
– Về lệ phí làm hộ chiếu, mức hỗ trợ được quy định cụ thể như sau:
+ Trong trường hợp cấp mới hộ chiếu, pháp luật hỗ trợ 200.000 đồng/lần cấp;
+ Đối với trường hợp cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc do hộ chiếu bị mất, pháp luật hiện nay xác định là 400.000 đồng/lần cấp;
+ Trong trường hợp xin giấy xác nhận yếu tố nhân sự, pháp luật hiện nay hỗ trợ 100.000 đồng/lần cấp.
– Đối với lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, chi phí hỗ trợ như sau:
+ Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật hiện nay hỗ trợ 200.000 đồng/lần đối với một người;
+ Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với các học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân của liệt sĩ thì pháp luật quy định 100.000 đồng/lần/người.
– Về lệ phí khám sức khỏe, pháp luật quy định chi phí hỗ trợ như sau:
+ Theo giá dịch vụ khám chữa bệnh thực tế tại các cơ sở y tế có thẩm quyền được phép thực hiện thủ tục khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Mức hỗ trợ tối đa trong trường hợp này là 750.000 đồng/người.
1.3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài gặp phải rủi ro thì người lao động đó sẽ được hỗ trợ giải quyết rủi ro căn cứ theo Quyết định 40/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
1.4. Hỗ trợ chi phí đào tạo và nâng cao trình độ kĩ năng tay nghề:
Người lao động tham gia vào các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ kĩ năng tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài thì sẽ được hỗ trợ như sau:
– Người lao động sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng và nâng cao tay nghề. Theo quy định của pháp luật hiện nay, mức hỗ trợ được xác định bằng 70% chi phí đào tạo đối với từng khóa học của từng cơ sở đào tạo. Tối đa được xác định là 3.000.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, những người được xác định là thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Đồng thời, tối đa được xác định là 2.500.000 đồng/người trong một khóa học đối với những người thuộc hộ cận nghèo;
– Pháp luật sẽ hỗ trợ một phần chi phí đào tạo ngoại ngữ theo quy định. Theo đó, mức hỗ trợ sẽ được xác định bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học tại các cơ sở đào tạo. Đồng thời, tối đa được xác định là 3.000.000 đồng/người trong một khóa học;
– Người lao động tham gia vào các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo dựa trên sự thỏa thuận của hai Chính phủ.
2. Đối tượng nào sẽ được nhận hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10
– Người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số;
– Người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trong đó bao gồm cha mẹ đẻ, vợ chồng, con đẻ, con nuôi;
– Những người thuộc trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp căn cứ theo quy định tại
3. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023 có quy định về nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
– Ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, thực hiện các thỏa thuận liên quan đến quá trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Tìm kiếm thị trường lao động, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài, cung cấp thông tin, tiến hành hoạt động quảng cáo và tư vấn về cơ hội làm việc ở nước ngoài cho người lao động;
– Chuẩn bị nguồn lao động, tiến hành thủ tục tuyển chọn người lao động;
– Tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng nè, bồi dưỡng ngoại ngữ, nâng cao giáo dục định hướng cho người lao động trước khi người lao động đó đi làm việc ở nước ngoài;
– Quản lý người lao động, bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người lao động khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Tiến hành hoạt động thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Hỗ trợ giải quyết và giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi người lao động đó quay trở lại nước.
Theo đó, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu như trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 61/2015/NĐ-CP chính sách hỗ trợ tạo việc làm;
– Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Văn phòng Quốc hội ban hành;
– Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
THAM KHẢO THÊM: