Trước tình hình tội phạm ngày càng phát triển như hiện nay, tử hình là một trong những biện pháp cần thiết để tăng tính răn đe và phòng ngừa đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vậy theo quy định của pháp luật, bị kết án tử hình thì ai sẽ là người phải bồi thường thiệt hại?
Mục lục bài viết
1. Bị kết án tử hình, ai sẽ là người phải bồi thường thiệt hại?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó:
– Người nào có hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại trên thực tế thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường, ngoại trừ trường hợp bộ luật dân sự hoặc các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định khác;
– Người gây ra thiệt hại sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người phạm tội có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền lợi hợp pháp của bị hại mà gây ra thiệt hại trên thực tế cho bị hại, thì người phạm tội sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự này sẽ thuộc về người gây ra thiệt hại (tức là người phạm tội).
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc xin lỗi công khai. Theo đó:
– Người phạm tội bắt buộc phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc cho người quản lý tài sản hợp pháp, người phạm tội phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra;
– Trong trường hợp người phạm tội gây ra thiệt hại về tinh thần, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án bắt buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại về vật chất, xin lỗi cải chính công khai đối với người bị hại.
Theo đó thì có thể nói, người phạm tội cần phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Người phạm tội cần phải tự nguyện bồi thường và khắc phục hậu quả, trong trường hợp người phạm tội không tự nguyện bồi thường hoặc người phạm tội không có đầy đủ điều kiện để bồi thường thì thân nhân của người phạm tội có thể tự nguyện bồi thường thay cho người phạm tội một phần hoặc toàn bộ thiệt hại cho bị cáo, để có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, trong trường hợp người phạm tội bị kết án tử hình, thì người phạm tội đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Hay nói cách khác, về nguyên tắc thì người nào gây ra thiệt hại, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, theo đó trong trường hợp bị kết án tử hình thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại, thân nhân của người phạm tội sẽ không có nghĩa vụ bồi thường thay cho người phạm tội, ngoại trừ trường hợp thân nhân tự nguyện bồi thường thay cho người phạm tội.
Tóm lại, bị kết án tử hình thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người phạm tội;
– Thân nhân của người phạm tội có thể tự nguyện bồi thường thay một phần hoặc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bị hại.
2. Phải làm gì khi người bị kết án tử hình không tự nguyện bồi thường thiệt hại?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, kể cả trong trường hợp người phạm tội bị kết án tử hình, thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại, ngoại trừ trường hợp người phạm tội không có đầy đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình. Việc bồi thường thiệt hại khi bị kết án tử hình sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật thi hành án dân sự. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án. Theo đó:
– Thời hạn tự nguyện thi hành án hiện nay đang được xác định là 10 ngày được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án;
– Trong trường hợp nhận thấy cần phải ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trốn tránh quá trình thi hành án, thì các chấp hành viên cần phải ngay lập tức áp dụng các biện pháp cần thiết được quy định cụ thể tại Chương IV của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về vấn đề cưỡng chế thi hành án. Theo đó:
– Nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có đầy đủ điều kiện để thi hành án tuy nhiên vẫn không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế;
– Không được phép tổ chức hoạt động cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22.00 đến 06.00 sáng ngày hôm sau, không tổ chức hoạt động cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, và trong các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định cụ thể.
Theo đó, người phải thi hành án sẽ có thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để có thể tự nguyện thi hành án, nếu hết thời gian đó, người phải thi hành án mặc dù có đầy đủ điều kiện để thi hành tuy nhiên vẫn không tự nguyện thi hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Bao gồm:
– Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi tài sản phải xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
– Khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
– Kê biên tài sản phải xử lý tài sản của người thi hành án, trong đó bao gồm cả tài sản do người thứ ba đang nắm giữ;
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
– Bắt buộc chuyển giao vật, bắt buộc chuyển giao quyền tài sản và các loại giấy tờ;
– Bắt buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định.
Theo đó thì có thể nói, khi bị kết án tử hình thì người phạm tội vẫn sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại, nếu trong trường hợp người phạm tội không tự nguyện thi hành trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại thì sẽ bị cưỡng chế theo các điều luật phân tích nêu trên.
3. Không thi hành án tử hình trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hình phạt tử hình. Theo đó:
– Tử hình được xem là hình phạt đặc biệt nhất chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội xâm phạm tới an ninh quốc gia, tính mạng và sức khỏe của con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng, hoặc một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015;
– Không được áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, người phạm tội là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người cao tuổi trong độ tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên;
– Không thi hành án tử hình đối với những người bị kết án thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau: Được xác định là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người bị kết án tử tù 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản/tội nhận hối lộ sau khi bị kết án đã tự nguyện nộp lãi ít nhất ba phần tư (3/4) số tài sản tham ô/nhận hối lộ, đồng thời có thái độ hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng để phát hiện điều tra và xử lý tội phạm, lập công lớn trong quá trình giải quyết vụ án;
– Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, hình phạt tử hình sẽ được chuyển xuống hình phạt tù chung thân.
Theo đó, không được sát thi hành án tử hình đối với người bị kết án khi thuộc một trong những trường hợp như sau:
– Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Người từ đủ 75 tuổi trở lên;
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, kết án về tội nhận hối lộ tuy nhiên sau khi bị kết án, người đó đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư (3/4) tài sản tham ô, tài sản nhận hối lộ, đồng thời có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong quá trình phát hiện điều tra xử lý tội phạm, lập công lớn trong quá trình giải quyết vụ án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 Luật Thi hành án dân sự
– Luật Thi hành án hình sự 2019;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: