Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều loại giấy tờ và chứng từ mà người kế toán cần phải đảm bảo, trong đó hóa đơn là một trong những loại chứng từ quan trọng nhất không thể bỏ qua, bao gồm cả trong lĩnh vực mua bán điện lực (một loại hàng hóa đặc biệt). Dưới đây là cách đổi hóa đơn tiền điện từ tên chủ nhà sang tên công ty có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cách đổi hoá đơn tiền điện tên chủ nhà sang tên công ty:
Trong một số trường hợp, công ty có nhu cầu thuê nhà của chủ nhà, thì cần phải thực hiện thủ tục đổi hóa đơn tiền điện tử tên chủ nhà sang tên công ty. Nhìn chung thì có thể nói, hóa đơn tiền điện được xem là hình thức hóa đơn thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, hóa đơn tiền điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát dữ liệu của cơ quan điện lực và góp phần giải quyết tranh chấp trong trường hợp có mâu thuẫn xảy ra. Người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ sẽ ghi thông tin, lập hóa đơn mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử để chuyển giao cho khách hàng.
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, thì các cá nhân và tổ chức kinh doanh sẽ bắt buộc đều phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 đến nay.
Về hóa đơn tiền điện, đó được xem là hóa đơn được tạo ra để ghi nhận tất cả các thông tin có liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ điện đăng cho khách hàng. Hóa đơn tiền điện bao gồm thông tin cơ bản về người bán (tức là đơn vị cung cấp điện lực), thông tin cơ bản của người mua (tức là thông tin của khách hàng sử dụng điện), thông tin về lượng điện sử dụng của khách hàng, đơn giá tính tiền điện, tổng số tiền cần phải thanh toán của khách hàng.
Theo đó thì có thể nói, có thể đòi hóa đơn tiền điện từ tên chủ nhà sang tên công ty theo cách thức như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu đổi hóa đơn tiền điện sang tên công ty sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ yêu cầu đổi hóa đơn nộp tới cơ quan điện lực. Đổi hóa đơn tiền điện tử tên chủ nhà sang tên công ty trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Văn bản cam kết đồng ý của chủ cũ cho phép thực hiện thủ tục sang tên hợp đồng mua bán điện;
– Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm có thời gian từ 12 tháng trở lên được ký kết giữa chủ nhà và công ty;
–
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
– Giấy phép đầu tư, quyết định thành lập đơn vị được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Biên bản khảo sát cấp điện của cơ quan điện lực, công ty điện lực;
– Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua địa chỉ website http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn;
– Bảng kê thiết bị điện lực, chế độ sử dụng điện, công suất sử dụng điện;
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan điện lực yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, nộp hồ sơ yêu cầu đổi hóa đơn tiền điện cho cơ quan điện lực. Cơ quan điện lực tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ, thông thường thủ tục hoán đổi hóa đơn tiền điện từ chủ nhà sang tên công ty sẽ được cập nhật ngay trong ngày. Trong trường hợp không có ý kiến đồng ý của chủ hợp đồng mua bán điện cũ, công ty điện lực bắt buộc phải gửi văn bản thông báo cho chủ hợp đồng mua bán điện cũ để họ biết về việc sang tên và đề nghị chấm dứt hợp đồng mua bán điện. Sau khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày cơ quan điện lực gửi thông báo, nếu không nhận được câu trả lời của chủ hợp đồng mua bán điện, công ty điện lực sẽ thực hiện thủ tục sang tên hợp đồng mua bán điện cho chủ mới và chấm dứt hợp đồng mua bán điện đối với chủ cũ.
2. Những trường hợp được phép cắt điện sinh hoạt của bên chủ nhà:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong một số trường hợp nhất định, các công ty điện lực sẽ được quyền cắt điện sinh hoạt của bên mua điện. Các quy định này đặt ra để tránh sự lạm quyền và tránh ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân. Vì suy cho cùng thì điện là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, hành vi cắt điện tùy tiện và không thông báo có thể gây ra hậu quả không đáng có thậm chí là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho người dân. Cần phải thông báo trước cho người dân khi thực hiện thủ tục cắt điện sinh hoạt, và trong một số trường hợp mới được kéo cắt điện sinh hoạt của người mua điện, không được phép cắt điện một cách tùy tiện. Điện được xác định là một loại hàng hóa đặc biệt.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau được sửa đổi tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí), có quy định về việc ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện lực. Có thể kể đến một số trường hợp được phép cắt điện sinh hoạt của người dân như sau:
– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, tức là bên bán điện sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo cho bên mua điện biết trước về thời điểm ngừng cung cấp/giảm mức cung cấp điện trong khoảng thời gian ít nhất trong khoảng thời gian là 05 ngày làm việc bằng cách thông báo liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp xuất phát từ lý do: Sự kiện bất khả kháng xảy ra nằm ngoài ý chí chủ quan mà bên bán điện không thể kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn về người và tài sản, do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của toàn bộ hệ thống điện lưới, các đơn vị phát điện và các đơn vị phân phối điện sẽ được quyền ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để có thể xử lý kịp thời và trong thời gian 24h phải tiến hành thủ tục thông báo cho bên mua điện biết về nguyên nhân và dự kiến thời gian sẽ được cấp điện trở lại;
– Bên mua điện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật bao gồm: Phá hoại các trang thiết bị đo đếm điện và các công trình điện lực trái quy định của pháp luật, vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình phân phối và sử dụng điện lực, có hành vi cản trở việc kiểm tra hoạt động và quá trình sử dụng điện, có hành vi trộm cắp điện trái quy định của pháp luật, có hành vi dùng điện để bắt động vật đa sử dụng để làm có phương tiện bảo vệ trừ những trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng điện là phương tiện bảo vệ trực tiếp, vi phạm các quy định về hành lang an toàn lưới điện. Trường hợp này sẽ được coi là các điện để cưỡng chế khi người dân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, chỉ được phép cắt điện nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Trong trường hợp cắt điện không khẩn cấp thì bên bán sẽ phải thông báo trước cho người dân trong khoảng thời gian ít nhất 05 ngày.
3. Những nội dung cần phải thông báo trước cho chủ nhà khi cắt điện sinh hoạt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 22/2020/TT-BCT của Bộ Công thương quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện, có quy định về điều kiện và trình tự cách giảm mức cung cấp điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương ban hành. Theo đó thì những nội dung cần phải thông báo trước về việc cắt điện sinh hoạt cho người dân trả bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Địa điểm cách giảm mức cung cấp điện, mức công suất cách giảm và khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
– Lý do cắt giảm mức cung cấp điện;
– Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
– Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại và đảm bảo mức cung cấp điện được bình thường;
– Và một số nội dung khác khi nhận thấy cần thiết.
Nhìn chung thì có thể nói, việc thông báo về quá trình cắt điện sinh hoạt cho người dân phải được thực hiện đến người dân thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản hoặc điện thoại hoặc tin nhắn, thư điện tử … các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng mua bán điện trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Điện lực năm 2022;
– Thông tư số 22/2020/TT-BCT của Bộ Công thương quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;
– Nghị định số 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
– Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
THAM KHẢO THÊM: