Xử lý tài sản bảo đảm là khái niệm để chỉ việc bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản mà Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trong quan hệ được bảo đảm. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp:
- 2 2. Tài sản bảo đảm có thể là cổ phần hoặc phần vốn góp của thành viên trong công ty không?
- 3 3. Bên nhận bảo đảm có được quyền yêu cầu công chứng hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là là cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty không?
1. Quy định xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp:
Xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Căn cứ theo quy định tại Điều 303 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Cụ thể như sau:
– Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoàn toàn có quyền tự thỏa thuận với nhau một trong những phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
+ Bán đấu giá tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
+ Phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không thỏa thuận với nhau về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo như phân tích nêu trên, thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó thì có thể nói, tài sản là phần vốn góp, cổ phần của các thành viên trong công ty sẽ được xử lý theo các phương thức như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có sự thỏa thuận với nhau về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản đó sẽ có thể được xử lý bằng một trong những cách thức sau: Bán đấu giá tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận tài sản bảo đảm đó để thay thế cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có sự thỏa thuận với nhau về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này, thì tài sản sẽ được bán đấu giá, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, việc xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cầm cố phải hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có thể kể đến các cách thức xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp như sau:
– Chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp có liên quan cho bên thứ ba;
– Nhận cổ phần, nhận phần vốn góp có liên quan để thay thế cho quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trên thực tế.
Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý thì có thể nói, việc nhận cổ phần hoặc nhận phần vốn góp là đối tượng của tài sản bảo đảm sẽ dẫn đến hiện tượng chuyển quyền sở hữu cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu đối với phần vốn góp đó, do đó, pháp
2. Tài sản bảo đảm có thể là cổ phần hoặc phần vốn góp của thành viên trong công ty không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định cụ thể về vấn đề áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó:
– Trong trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, hoạt động lâm nghiệp, lĩnh vực hàng không, lĩnh vực hàng hải, pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc các lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì cần phải áp dụng theo quy định của pháp luật đặc thù đó. Đồng thời, trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý các khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên những thỏa thuận đó vẫn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, thỏa thuận không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn về thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên;
– Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận tài sản bảo đảm thỏa thuận với nhau về việc dùng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người thứ 03 thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản;
– Trường hợp các bên thỏa thuận về nội dung có liên quan tới quá trình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên các bên không xác định rõ tên biện pháp bảo đảm hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm, nhưng nội dung thỏa thuận của các bên phù hợp với các biện pháp bảo đảm được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận của các bên.
Chiếu theo quy định này, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp doanh là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp, do đó sẽ áp dụng pháp luật doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan tới tài sản bảo đảm. Vì vậy, các thành viên trong doanh nghiệp hoàn toàn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để lại thừa kế, tặng cho tài sản, thế chấp tài sản, cầm cố tài sản hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều lệ của công ty.
3. Bên nhận bảo đảm có được quyền yêu cầu công chứng hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là là cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Có quy định cụ thể về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm. Theo đó:
– Hợp đồng bảo đảm được công chứng hoặc được chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì hiệu lực của hợp đồng đó sẽ được tính kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng phải được chứng thực;
– Hợp đồng bảo đảm không thuộc các trường hợp được công chứng, chứng thực theo như phân tích nêu trên thì sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì hiệu lực của hợp đồng bảo đảm sẽ được tính từ thời điểm hợp đồng đó được giao kết trên thực tế;
– Trong trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo sự thỏa thuận của các bên, thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan tới tài sản được rút đó sẽ không còn hiệu lực pháp lý, tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc tài sản bảo đảm được thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba thì sẽ không làm thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực của các hợp đồng bảo đảm.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, bên nhận bảo đảm sẽ được quyền yêu cầu công chứng đối với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời, hợp đồng bảo đảm trong trường hợp này sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
THAM KHẢO THÊM: