Hiện nay, một số doanh nghiệp và công ty có khối tài sản tương đối lớn, nên có nhu cầu thực hiện thủ tục cho vay đối với các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, các doanh nghiệp có được phép cho các cá nhân, công ty khác vay tiền hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp có được cho cá nhân, công ty khác vay tiền?
Trước hết, hợp đồng vay là một trong những giao dịch dân sự phổ biến trên thị trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hoạt động cho vay tài sản. Theo đó, hợp đồng vay tài sản được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có bên vay và bên cho vay. Theo đó, bên cho vay sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên vay, khi đến thời hạn thì bên tay cần phải có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, đúng chất lượng trong hợp đồng, bên vay sẽ chỉ phải có nghĩa vụ trả lãi cho bên cho vay nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật liên quan có quy định. Theo đó, đối tượng được ký kết hợp đồng vay theo quy định của pháp luật bao gồm bên vay và bên cho vay. Có thể hiểu, hợp đồng cho vay tài sản áp dụng đối với tất cả các đối tượng là cá nhân và pháp nhân trên thực tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất
– Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm;
– Có quyền tự chủ kinh doanh, lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp, chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh, lựa chọn địa bàn kinh doanh, hình thức kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô ngành nghề kinh doanh;
– Có quyền lựa chọn hình thức huy động vốn, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn;
– Tự do tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng;
– Kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, tuyển dụng lao động, thuê lao động và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
– Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của doanh nghiệp;
– Từ chối yêu cầu của các cơ quan và cá nhân về vấn đề cung cấp nguồn lực không theo đúng quy định của pháp luật;
– Khiếu nại và tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, phân bổ và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp là một trong những quyền lợi của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của doanh nghiệp. Quá trình phân bổ và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới hình thức cho các cá nhân, công ty khác vay tiền.
– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền thông qua hợp đồng vay tài sản, hợp đồng cho vay hoặc hợp đồng bán tài sản, các hợp đồng khác do điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi nhận trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của công ty, căn cứ theo khoản 2 Điều 55 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022;
– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền thông qua hợp đồng vay, hợp đồng cho vay, hợp đồng bán tài sản và các loại hợp đồng khác do điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi nhận đầy đủ trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của công ty, căn cứ theo Điều 76 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022;
– Đối với loại hình công ty cổ phần. Hội đồng quản trị công ty cổ phần là cơ quan có thẩm quyền thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, hợp đồng cho vay và các loại gia vị khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty cổ phần, ngoại trừ trường hợp điều lệ công ty cổ phần có quy định tỷ lệ và giá trị khác, căn cứ theo quy định tại Điều 153 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật không nghiêm cấm doanh nghiệp cho các cá nhân và công ty khác vay tiền. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cho các cá nhân, tổ chức khác vay tiền, đây là hành vi phù hợp với quy định của pháp luật và là một trong những quyền của doanh nghiệp.
2. Lãi suất khi doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho công ty khác vay tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất. Theo đó:
– Lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận của các bên sẽ không được phép vượt quá khung 20%/năm của khoản tiền vay, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ vào tình hình thực tế và căn cứ theo đề xuất của Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ ra quyết định điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, báo cáo lên Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
– Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận của các bên vượt quá mức lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực pháp lý;
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, tuy nhiên các bên không xác định rõ mức lãi suất cần phải trả, có xuất hiện tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất trong trường hợp này sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ, tức là 10%/năm.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, việc quy định lãi suất sẽ được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vay và cần phải tuân thủ theo mức lãi suất được quy định tại Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, tức là không vượt quá 20%/năm. Mức lãi suất tối đa mà các doanh nghiệp có thể thỏa thuận để ghi nhận trong hợp đồng vay cũng sẽ được xác định là 20%/năm.
3. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay giữa các công ty?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư
– Các doanh nghiệp không được xác định là tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng) trong quá trình thực hiện các giao dịch vay, giao dịch cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sẽ sử dụng các hình thức thanh toán được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư
– Các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện giao dịch vay, giao dịch cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (tức là không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, các doanh nghiệp không được xác định là các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, giao dịch cho vay và trả nợ lẫn nhau sẽ sử dụng các hình thức thanh toán như sau:
– Thanh toán bằng chứng chỉ séc;
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển tiền;
– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 09/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: