Chi phí tố tụng được xem là một trong những quy định truyền thống của tố tụng hình sự, đây được hiểu là các khoản chi phí mà người tham gia tố tụng hình sự cần phải nộp để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Vậy theo pháp luật hiện nay, trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng và lệ phí trong tố tụng hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng và lệ phí. Cụ thể như sau:
– Chi phí tố tụng hình sự căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên sẽ do các cơ quan, người đã trưng cầu, người yêu cầu, chỉ định chi trả. Trong trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cần người bào chữa thì sẽ do Trung tâm trợ giúp pháp lý chi trả;
– Án phí hình sự sẽ do người bị kết án chịu hoặc do nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án sẽ cần phải có trách nhiệm trả án phí theo quyết định của tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng sẽ được ghi nhận cụ thể và rõ ràng trong bản án, trong quyết định của tòa án;
– Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo là người không có tội hoặc tòa án tuyên bố đình chỉ vụ án khi có căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì bị hại phải chịu trách nhiệm trả án phí;
– Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi trả chi phí khác sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nếu cơ quan có thẩm quyền là Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì bị hại phải có trách nhiệm trả án phí.
2. Quy định về các loại chi phí tố tụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về chi phí trong hoạt động tố tụng hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về chi phí tố tụng. Cụ thể như sau:
– Chi phí trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác;
– Án phí trong tố tụng hình sự bao gồm án phí sơ thẩm, án phí phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự;
– Lệ phí trong tố tụng hình sự bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, cấp bản sao quyết định, các loại giấy tờ và tài liệu khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật có quy định;
– Chi phí tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:
+ Chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho người dịch thuật, chi phí cho người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
+ Chi phí giám định, chi phí định giá tài sản;
+ Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự sẽ bao gồm các chi phí sau:
– Chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho người dịch thuật, chi phí cho người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự;
Chi phí giám định tài sản, chi phí định giá tài sản;
– Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, trong hoạt động tố tụng hình sự còn có các khoản chi phí sau đây:
– Án phí, lệ phí và các khoản chi phí tố tụng;
– Án phí trong tố tụng hình sự bao gồm án phí sơ thẩm hình sự, án phí phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm và phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự;
– Lệ phí trong tố tụng hình sự bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, lệ phí cấp quyết định và các loại giấy tờ tài liệu khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 138 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trình tự và thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng trong tố tụng hình sự. Cụ thể như sau:
– Người thực hiện hoạt động cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng trong tố tụng hình sự cần phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. Người nhận được văn bản đó cần phải ký nhận vào biên bản hoặc ký vào Sổ giao nhận. Thời điểm được sử dụng để tính thời hạn tố tụng là ngày người nhận ký nhận vào biên bản hoặc ký nhận vào sổ giao nhận;
– Trong trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng đó có thể được giao cho người thân thích của họ khi người thân thích đó có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người thân thích sẽ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay văn bản đó cho người được nhận. Ngày ký nhận của những người thân thích sẽ được coi là ngày nhận được văn bản tố tụng. Trong trường hợp không thể ra văn bản cho người được nhận văn bản tố tụng, thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã phường nơi người đó cư trú hoặc các cơ quan và tổ chức nơi người đó đang công tác học tập và làm việc, để các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức đó giao lại cho người được nhận văn bản. Cơ quan và tổ chức cần phải ngay lập tức thông báo kết quả về việc đã giao và gửi văn bản tố tụng đó cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của các cơ quan và tổ chức sẽ được xác định là ngày giao văn bản tố tụng;
– Trong trường hợp người nhận được văn bản tố tụng vắng mặt hoặckhông rõ địa chỉ của người đó thì người thực hiện việc cấp, giao văn bản tố tụng phải lập biên bản về việc không thể thực hiện được hoạt động giao văn bản, cần phải có xác nhận của đại diện cơ quan và tổ chức nơi người được nhận văn bản cư trú, học tập hoặc làm việc. Trong trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản thì người thực hiện hoạt động giao văn bản cần phải lập biên bản về việc từ chối nhận đó, văn bản từ chối cần phải có xác nhận của chính quyền xã/phường nơi người đó cư trú hoặc có xác nhận của các cơ quan/tổ chức nơi người đó đang công tác làm việc và học tập;
– Trong trường hợp người được ra văn bản tố tụng và các cơ quan và tổ chức, thì văn bản tố tụng cần phải được giao trực tiếp cho đại diện của các cơ quan và tổ chức đó, đồng thời cần phải được người đại diện ký nhận. Thời điểm tính thời hạn tố tụng trong trường hợp này được xác định là ngày người đại diện ký nhận vào biên bản giao nhận hoặc sổ giao nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Nghị định 30/2018/NĐ-CP về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
– Nghị định 97/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
– Thông tư 30/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Nghị định 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2018/NĐ-CP.