Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO là một trong những giấy tờ có giá trị quan trọng với mục đích để ghi nhận rõ nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa khi mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O:
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định được hiểu là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương với mục đích để chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu có liên quan.
Căn cứ Điều 18 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định về những trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, bị thất lạc, hư hỏng.
– Thương nhân có nhu cầu muốn tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp thành 02 hoặc nhiều bộ.
– Trường hợp hàng hóa tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác.
– Phát hiện có lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
– Điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O:
Trường hợp 1: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, bị thất lạc, hư hỏng:
– Thương nhận chuẩn bị và nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo mẫu số 04) đến cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: trong nội dung đơn phải nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.
– Đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, bị thất lạc hoặc hư hỏng.
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại phải đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”.
– Hiệu lực của Giấy chứng nhận hàng hóa cấp lại: không quá 01 năm tính từ ngày giao hàng.
– Thời gian giải quyết: trong vòng 04 giờ làm việc tính từ thời điểm nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp 2: Thương nhân có nhu cầu muốn tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp thành 02 hoặc nhiều bộ:
– Thương nhân chuẩn bị và nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo mẫu số 04) đến cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: trong nội dung đơn phải nêu rõ lý do cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Đồng thời nộp hồ sơ bổ sung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo mẫu).
+ Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh.
+ Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu.
+ Hóa đơn thương mại (bản sao).
+ Vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (bản sao).
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi.
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó cùng ngày cấp mới.
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này chỉ được cấp lại trong thời hạn là 01 năm.
– Thời gian giải quyết: trong vòng 04 giờ làm việc tính từ thời điểm nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp 3: Phát hiện có lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp:
– Thương nhận chuẩn bị và nộp đơn cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo mẫu số 04) và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
– Kèm theo đó là nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó (bản gốc và các bản sao).
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó là ngày cấp mới.
– Thời gian giải quyết: trong vòng 04 giờ làm việc tính từ thời điểm nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp 4: Điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Nếu thuộc trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ thực hiện trên cơ sở quy định của Bộ công thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Lưu ý: Nếu như bản gốc cũng như bản sao của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp chưa được thu hồi tại thời điểm đề nghị cấp lại thì Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ ghi nhận số tham chiếu mới, ngày cấp mới và ghi nhận theo mẫu sau:
“THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số tham chiếu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó) DATED (ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó)”.
Khi đó, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ có hiệu lực trong vòng không quá 01 năm tính từ thời điểm cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Mẫu số 04
1. Mã số thuế của thương nhân……… | Số C/O:……… | ||||||||||||
2. Kính gửi: (Cơ quan, tổ chức cấp C/O)……….. | ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O mẫu ….. | ||||||||||||
3. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) □ Cặp C/O □ Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng …) |
□ C/O giáp lưng |
□ Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ | |||||||||||
4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O: – Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh | □ | – Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước | □ | ||||||||||
-Tờ khai hải quan | □ | – Hợp đồng mua bán | □ | ||||||||||
– Hóa đơn thương mại | □ | – Bảng tính toán hàm lượng giá trị/giải trình chuyển đổi mã HS | □ | ||||||||||
– Vận tải đơn/chứng từ tương đương | □ | – Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm | □ | ||||||||||
– Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu | □ | – Các chứng từ khác …… |
| ||||||||||
– Giấy phép xuất khẩu (nếu có) | □ | ……… |
| ||||||||||
5. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):……… – Tên tiếng Anh:………. – Địa chỉ: ………. – Điện thoại: …………, Fax:………… Email:…… | 6. Người sản xuất (tên tiếng Việt): ……….. – Tên tiếng Anh:……… – Địa chỉ:…….. – Điện thoại: ……….Fax: ………..Email:…… | ||||||||||||
7. Người nhập khẩu/Người mua (tên tiếng Việt):……… – Tên tiếng Anh: ……… – Địa chỉ: ………. – Điện thoại: ……… ,Fax: ………. Email………. | |||||||||||||
8. Mã HS (8 số) | 9. Mô tả hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh) | 10. Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác | 11. Số lượng | 12. Trị giá FOB (USD)* | |||||||||
|
| (Ghi như hướng dẫn tại mặt sau của C/O) |
|
| |||||||||
13. Số hóa đơn: ………. Ngày: …./ …./… | 14. Nước nhập khẩu: …… | 15. Số vận đơn: ………… Ngày: …./ …./… | 16. Số và ngày Tờ khai Hải quan xuất khẩu và những khai báo khác (nếu có): ……… ………………………………. | ||||||||||
17. Ghi chú của Cơ quan, tổ chức cấp C/O: – Người kiểm tra: ……. – Người ký: ……… – Người trả: …….. – Đề nghị đóng: ■ Đóng dấu “Issued retroactively/Issued retrospectively” ■ Đóng dấu “Certified true copy” |
□ □ | 18. Công ty… xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai trước pháp luật. | |||||||||||
Làm tại .. … ngày … tháng … … năm … … | |||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*Trong trường hợp trị giá ghi trên
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
THAM KHẢO THÊM: