Thuế nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề bảo hộ thị trường nội địa, đọc biệt là các ngành công nghiệp còn non trẻ mới phát triển, vì vậy pháp luật tạo ra nhiều ưu đãi đối với thuế nhập khẩu. Dưới đây là quy định của pháp luật về hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
Để có thể tìm hiểu các loại hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có quy định cụ thể về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ được quyền áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (hay còn được gọi là thuế suất ATIGA) khi hàng hóa đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hàng hóa thuộc danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;
– Hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ các nước là thành viên của hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, trong đó bao gồm các bước sau đây:
+ Brunei Đa-rut-xa-lam;
+ Vương quốc Campuchia;
+ Cộng hòa Indonesia;
+ Malaixia;
+ Cộng hòa Dân Chủ nhân dân lào;
+ Cộng hòa liên bang Myanma;
+ Cộng hòa Philippines;
+ Cộng hòa Singapore;
+ Vương quốc Thái Lan.
– Đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó bao gồm cả các quy định về vấn đề vận chuyển trực tiếp, đồng thời cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (hay còn được viết tắt là C/O) mẫu D hoặc cần phải có các loại giấy tờ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có quy định cụ thể về hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam. Theo đó, hàng hóa từ khu vực phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước có thể sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN khi đắp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
– Hàng hóa thuộc danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;
– Đáp ứng đầy đủ quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó bao gồm các quy định về vấn đề vận chuyển trực tiếp, hàng hóa cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (hay còn được viết tắt là C/O) mẫu D hoặc hàng hóa cần phải có các loại giấy tờ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó thì có thể nói, các hàng hóa muốn được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
2. Quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 củaNghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có quy định cụ thể về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Cụ thể như sau:
– Ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN trong giai đoạn năm 2022 đến năm 2027 (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay còn được gọi là thuế suất ATIGA);
– Tại cột “mã hàng” và cột “mô tả hàng hóa” tại biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và được thể hiện chi tiết theo cấp mã 08 số;
– Trong trường hợp danh mục hàng hóa suất nhập khẩu Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung, thì người khai hải quan cần phải kê khai mô tả bán hàng hóa theo Danh mục hàng hóa suất nhập khẩu đã sửa đổi bổ sung và áp dụng mức thuế suất của mã hàng hóa đã được sửa đổi bổ sung quy định tại Biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;
– Tại cột “thuế suất ATIGIA” thì thuế suất áp dụng cho các giai đoạn sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
+ Năm 2022, thuế suất áp dụng từ giai đoạn 30/12 năm 2022 cho đến hết giai đoạn 31/12 năm 2022;
+ Năm 2023, thuế suất sẽ được áp dụng bắt đầu kể từ 1/1 năm 2023 kéo dài cho đến hết giai đoạn 31/12 năm 2023;
+ Năm 2024, thuế suất sẽ được áp dụng bắt đầu kể từ 1/1 năm 2024 kéo dài cho đến hết 31/12 năm 2024;
+ Năm 2025, thuế suất sẽ được áp dụng bắt đầu kể từ 1/1 năm 202 năm kéo dài đến hết giai đoạn 31/12 năm 2025;
+ Năm 2026, thuế suất sẽ được áp dụng bắt đầu kể từ 1/1 năm 2026 kéo dài cho đến hết giai đoạn 31/12 năm 2026;
+ Năm 2027, thuế suất sẽ được bắt đầu áp dụng kể từ 1/1 năm 2027 kéo dài cho đến hết giai đoạn 31/12 năm 2027.
– Đối với ký hiệu “sao”, tức là chỉ các loại hàng hóa nhập khẩu không được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (ATIGA) tại thời điểm tương ứng.
3. Người nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật thuế suất nhập khẩu năm 2016 có quy định về người nộp thuế. Cụ thể bao gồm:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, chú hàng hóa nhập khẩu;
– Các tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu;
– Người xuất cảnh, người nhập cảnh có các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa thông qua cửa khẩu hải quan hoặc qua biên giới Việt Nam;
– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế;
– Người thu mua, các đơn vị vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới, tuy nhiên không sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước, và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu ở các khu chợ biên giới theo quy định của pháp luật;
– Người có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, thuộc đối tượng miễn thuế tuy nhiên sau đó có sự thay đổi, chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016;
– Nghị định 126/2022/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;Thông tư 03/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;
– Thông tư 10/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;
– Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BCT năm 2020 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
THAM KHẢO THÊM: