Theo quy định của pháp luật hiện nay, mục đích của hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá là để thực hiện thủ tục rà soát, đánh giá về tính hợp lý, tính hợp lệ của các yếu tố hình thành giá. Dưới đây là quy định của pháp luật về kiểm tra yếu tố hình thành giá mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định về kiểm tra yếu tố hình thành giá mới nhất:
Trước hết, pháp luật đã đưa ra khái niệm về yếu tố hình thành giá. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật giá năm 2023 có đưa ra khái niệm cụ thể về yếu tố hình thành giá. Theo đó, yếu tố hình thành giá là khái niệm để chỉ giá thành thực tế tương ứng với chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, lợi nhuận, các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và giá trị vô hình của thương hiệu. Theo đó, yếu tố hình thành giá được hiểu là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với các yếu tố sau:
– Chất lượng của hàng hóa, chất lượng của dịch vụ;
– Lợi nhuận;
– Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Giá trị vô hình của thương hiệu.
Hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá sẽ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật giá năm 2023 có quy định về mục đích và yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá. Cụ thể như sau:
– Kiểm tra yếu tố hình thành giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm mục đích ra soát, đánh giá tính hợp lý, đánh giá tính hợp lý của các yếu tố hình thành giá, đánh giá cung cầu của hàng hóa và dịch vụ nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến hàng hóa, tác động đến dịch vụ, từ đó xem xét và quyết định thực hiện các biện pháp, giải pháp quản lý, điều tiết giá cả sao cho phù hợp;
– Hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Giá hàng hóa, giá dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc ảnh hưởng tới đời sống của người dân, giá mặt bằng chung của thị trường;
+ Giá hàng hóa, giá dịch vụ khác có biến động bất thường khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, xảy ra sự cố, thảm họa thiên tai, dịch bệnh hoặc theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý và điều hành giá cả.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật giá năm 2023 có quy định về thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra các yếu tố hình thành giá. Cụ thể như sau:
– Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành nghề, lĩnh vực có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực và phạm vi chuyên ngành quản lý, giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn và các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện trên thực tế;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn, đồng thời giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện trên thực tế.
3. Quy trình tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật giá năm 2023 có quy định cụ thể về vấn đề thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá. Cụ thể như sau:
Quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan vô tư, hạn chế tác động ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, cần phải xác định rõ đối tượng, thời hạn kiểm tra. Kết thúc quá trình kiểm tra yếu tố hình thành giá, cơ quan kiểm tra cần phải báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá;
– Quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá sẽ được quy định như sau:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải có văn bản thông báo về việc kiểm tra yếu tố hình thành giá, văn bản đó cần phải gửi tới các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
+ Tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ giấy tờ, tài liệu chứng từ có liên quan đến yếu tố hình thành giá;
+ Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ tài liệu giấy tờ theo yêu cầu, trong các trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài tuy nhiên thời gian gia hạn sẽ không vượt quá 15 ngày;
+ Kết thúc quá trình kiểm tra yếu tố hình thành giá, cơ quan kiểm tra cần phải báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá bằng văn bản và đề xuất các biện pháp giải quyết sao cho phù hợp. Việc lập báo cáo kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày kết thúc thời gian kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải bao gồm các nội dung liên quan đến mục đích kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân kiểm tra.
– Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện ra các hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xử lý kịp thời hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải có văn bản thông báo về việc kiểm tra yếu tố hình thành giá gửi tới các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Bước 2: Các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu thông tin, chứng từ liên quan đến yếu tố hình thành giá. Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định tối đa là 30 ngày được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đầy đủ tài liệu giấy tờ theo yêu cầu. Trong các trường hợp phức tạp thì thời gian có thể được kéo dài, tuy nhiên thời gian gia hạn không được phép vượt quá 15 ngày.
Bước 3: Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra cần phải có báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá và đưa ra các phương án đề xuất, biện pháp phù hợp. Việc lập báo cáo kiểm tra cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kiểm tra yếu tố hình thành giá. Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá cần phải bao gồm các nội dung như: mục đích, yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân kiểm tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giá 2023;
– Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá;
– Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 177 hướng dẫn Luật Giá;
– Thông tư 233/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
THAM KHẢO THÊM: