Hà Nội dự kiến sáp nhập tên hàng loạt xã, phường trước năm 2025. Việc Hà Nội sáp nhập hàng loạt phường, xã có ảnh hưởng gì đến người dân không? Người dân cần phải làm những thủ tục gì khi thay đổi địa giới hành chính?
Mục lục bài viết
1. Hà Nội dự kiến sáp nhập tên các phường, xã:
Đến ngày 1/4/2024, Hà Nội đã công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường giai đoạn 2023 – 2025, theo đó, 08 quận/huyện/thị xã có phương án sáp nhập phường, xã. Việc thay đổi tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên nhiều yếu tố kết hợp không tách rời, phải đảm bảo giữ được truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước đó.
Cụ thể các phường/xã của các quận sau khi thay đổi dự kiến như sau:
– Quận Hai Bà Trưng sắp xếp từ 07 phường thành 04 phường: Nhập một phần phường Cầu Dền vào Thanh Nhàn lấy tên phường Thanh Nhàn; nhập một phần phường Cầu Dền vào Bách Khoa thành phường Bách Khoa; Quỳnh Lôi và Bạch Mai thành phường Bạch Mai; Đống Mác và Đồng Nhân thành phường Đồng Nhân.
– Quận Thanh Xuân: Phường Thanh Xuân Nam và Thanh Xuân Bắc sáp nhập thành phường Thanh Xuân Bắc; Phường Kim Giang và Hạ Đình thành phường Hạ Đình.
– Quận Ba Đình: Phường Nguyễn Trung Trực và Trúc Bạch sáp nhập thành phường Trúc Bạch.
– Quận Hà Đông: 03 Phường Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu hợp nhất thành phường Quang Trung.
– Quận Đống Đa: Phường Khâm Thiên và Trung Phụng thành Khâm Thiên; nhập một phần phường Ngã Tư Sở vào Khương Thượng, lấy tên phường Khương Thượng; một phần phường Ngã Tư Sở nhập vào Thịnh Quang thành phường Thịnh Quang; nhập một phần phường Trung Tự vào Phương Liên thành Phương Liên – Trung Tự; nhập một phần phường Trung Tự vào Kim Liên thành phường Kim Liên; Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
– Quận Long Biên: Nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Đồng thành phường Phúc Đồng; nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Lợi thành phường Phúc Lợi.
– Thị xã Sơn Tây: 03 Phường Lê Lợi, Ngô Quyền và Quang Trung sáp nhập thành một thành phường Ngô Quyền.
– Huyện Ứng Hòa: Nhập xã Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn thành Hoa Viên; nhập xã Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến thành xã Cao Sơn Tiến; nhập xã Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa; nhập xã Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình thành xã Bình Lưu Quang; nhập xã Trầm Lộng, Hoà Lâm thành xã Trầm Lộng. Nhập từ 14 xã thành 5 xã, đây là địa phương có số xã giảm lớn nhất trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính này.
2. Những giấy tờ phải thay đổi sau khi sáp nhập phường, xã:
2.1. Có phải thay đổi sổ đỏ khi địa giới hành chính thay đổi không?
Quyền sử dụng đất là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của công dân. Quyền sử dụng đất được quy định và thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng. Mỗi thông tin trên sổ đỏ phải thật chính xác, không được phép sai xót. Tuy nhiên, có những thông tin trong sổ đỏ có thể bị thay đổi do các yếu tố khách quan. Ví dụ như trường hợp địa chỉ thửa đất có thay đổi do thay đổi địa giới hành chính (như chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính, đặt tên đường,…). Lúc đó, chúng ta cần phải tiến hành thủ tục xin thay đổi địa chỉ thửa đất trên sổ đỏ/sổ hồng.
Việc đăng ký biến động đất đai được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, Điểm g Khoản 1 Điều 17
Việc nộp hồ sơ khi thực hiện thủ tục xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 16, Điều 9
2.2. Có cần đổi thẻ CCCD khi thay đổi đơn vị hành chính?
Liên quan quy định cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trường hợp “khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính” sẽ khiến hàng triệu người có thay đổi thông tin về nơi cư trú.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang đã có báo cáo: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được thực hiện “đúng, đủ, sạch, sống”, cập nhật thường xuyên nên khi có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì lực lượng công an cơ sở sẽ cập nhật, bổ sung mà không có vướng mắc gì.
Nếu như chưa kịp thay đổi căn căn cước công dân thì trong cơ sở dữ liệu đã thể hiện địa giới hành chính, cái này được cập nhật thường xuyên. Căn cước công dân của chúng ta gắn chíp nên sẽ không ảnh hưởng, đồng bộ ngay lập tức, không bắt buộc người dân làm lại căn cước công dân.
Ngoài ra, tại khoản 1, Điều 21 của Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 có quy định “các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cũ, nếu chưa hết hạn theo quy định vẫn được tiếp tục được sử dụng”. Theo đó, chỉ cần CCCD gắn chip còn hạn sử dụng thì công dân không bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi.
Nhiều lo ngại khi tiến hành sáp nhập huyện, xã cũng được các địa phương phản ánh đến Ban Chỉ đạo, trong đó có việc chuyển đổi thông tin giấy tờ của người dân. Dù quy định không yêu cầu phải đổi giấy tờ khi sáp nhập huyện, xã, đại diện Bộ Công an khuyến cáo công dân đổi căn cước theo địa danh mới để thuận tiện cho giao dịch. Việc này hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề băn khoăn của Quốc Hội, cần “chờ” một văn bản hướng dẫn chính thức về nội dung này.
3. Những lưu ý trong thủ tục hành chính sau khi sáp nhập phường, xã:
Việc thay đổi địa giới hành chính do chính sách của Nhà nước, kéo theo sự thay đổi về hành chính của hàng loạt giấy tờ cá nhân/tổ chức: CCCD, sổ đỏ, đăng ký kinh doanh,… Mọi giấy tờ đều xuất phát, bắt nguồn và lấy thông tin từ Giấy khai sinh, CCCD của công dân. Theo đó, nên chú ý, trước khi thay đổi bất cứ giấy tờ nào, bạn nên ưu tiên kiểm tra, thay đổi CCCD của mình chính xác nhất trước khi làm thủ tục đính chính sổ đỏ hay ĐKKD,…
Thông tư 14/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ 16/10/2023 có nhiều thay đổi liên quan đến sổ đỏ như sau:
3.1. Bỏ quy định yêu cầu cần sổ hộ khẩu giấy:
Để phù hợp với quy định Luật Cư trú 2020, các thủ tục liên quan đến sổ đỏ không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác nhau như:
– Đối với đất hộ gia đình: Yêu cầu văn bản thỏa thuận phải có thông tin của thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất…
– Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ, chồng: Khai thác thông tin về tình trạng hôn nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi thay đổi số CCCD trên sổ đỏ làm thay đổi nhân thân của người có tên trên sổ đỏ hoặc địa chỉ của sổ đỏ đã được cấp đổi thì có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hồ sơ xác nhận thay đổi số CCCDtrên sổ đỏ như sau:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số thẻ CCCD, số định danh cá nhân, địa chỉ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp gồm có:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
– Trường hợp thay đổi số giấy CMND hoặc giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ CCCD hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân của người có tên trên giấy chứng nhận hoặc địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên giấy chứng nhận.
3.2. Ghi số định danh cá nhân vào sổ đỏ:
Thông tư 14/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ đối với cá nhân trong nước như sau:
Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”;
– Trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
– Trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
– Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân:…;”
Trước đó
Như vậy, trong trường hợp cá nhân được cấp sổ đỏ chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì được ghi số định danh cá nhân của mình.
3.3. Trường hợp không cần nộp bản gốc sổ đỏ:
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT là quy định trường hợp không phải nộp sổ đỏ gốc trong hồ sơ đăng ký biến động do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nợ thế chấp, góp vốn, kê biên, đấu giá…
Đó là, trường hợp thực hiện theo quyết định/bản án của Tòa án hoặc quyết định thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc sổ đỏ đã cấp.