Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 164a Bộ luật hình sự
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 164a Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
đ) Thu lợi bất chính lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm:
– Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức cá nhân khai thuế GTGT, hóa đơn khác gồm tem, vé, thẻ… và
– Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lai thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước.
Cũng giống như các tội phạm khác, câu thành tội in, phát, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm này bao gồm:
– Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
– Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
- Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia về kinh tế
3. Mặt khách quan của tội phạm.
Các hành vi mà chủ thể của tội phạm thực hiện bao gồm:
– In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;
– Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
– Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
+ Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
+ Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
+ Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
+ Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
4. Mặt chủ quan của tội phạm.
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến hoạt động thu nộp ngân sách Nhà nước. Trong đó có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. Họ thấy trước hành vi do mình thực hiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra.
Trong trườn hợp với lỗi vố ý gián tiếp, người phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.