Bảo hiểm y tế được xem là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giúp đỡ người dân khi không may bị tai nạn ốm đau. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục chuyển thẻ bảo hiểm y tế khi có sự thay đổi nơi cư trú.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chuyển thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi ở:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất
– Người tham gia chế độ bảo hiểm y tế sẽ có quyền đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh cấp xã, các cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện hoặc cấp tương đương, ngoại trừ trường hợp được đăng ký tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế;
– Trong trường hợp người tham gia chế độ bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động, hoặc người tham gia chế độ bảo hiểm y tế đến tạm trú tại các địa phương khác thì cá nhân đó sẽ được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động/tạm trú theo quy định cụ thể của bộ trưởng Bộ y tế;
– Người tham gia chế độ bảo hiểm y tế sẽ được quyền thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý;
– Tên cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu sẽ được ghi cụ thể trong thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó thì có thể nói, người tham gia chế độ bảo hiểm y tế sẽ được quyền thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý, cụ thể là vào tháng 01, tháng 04, tháng 07 và tháng 10 hằng năm.
Theo đó thì có thể nói, khi người tham gia chế độ bảo hiểm y tế có sự thay đổi nơi cư trú, cá nhân đó có nhu cầu chuyển thẻ bảo hiểm y tế, thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 và Điều 30 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, trình tự và thủ tục chuyển thẻ bảo hiểm y tế khi có sự thay đổi nơi cư trú sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu chuyển thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi ở sẽ cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo mẫu do pháp luật quy định;
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Tờ khai tham gia hoặc điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy tờ chứng minh có sự thay đổi nơi cư trú;
– Giấy tờ tùy thân của người tham gia chế độ bảo hiểm y tế.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này thì cần phải nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Chờ giải quyết. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa phiếu hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế mới sau khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Nhận kết quả, kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là thẻ bảo hiểm y tế đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.
2. Các trường hợp nào không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm y tế năm 2020 có quy định về các trường hợp không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Cụ thể bao gồm:
– Chi phí trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm y tế năm 2020 đã được ngân sách nhà nước chi trả;
– Điều dưỡng, an dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng, cơ sở an dưỡng;
– Khám sức khỏe, xét nghiệm hoặc chuẩn đoán thai không nhằm mục đích để điều trị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
– Sử dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sử dụng dịch vụ não hút thai, phá thai trái quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hoặc bệnh lý của sản phụ theo yêu cầu của bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ, sử dụng dịch vụ điều trị bệnh lác bệnh cận thị, bệnh tật khúc xạ về mắt, ngoại trừ trường hợp trẻ em với độ tuổi dưới 06 tuổi;
– Sử dụng các trang thiết bị vật tư y tế thay thế bao gồm: Chân tay giả, mắt giả, kính mắt, răng giả … lắp máy trợ thính, phương tiện trợ giúp cho quá trình vận động của bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh và phục hồi chức năng;
– Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp gặp thảm họa, sự kiện bất khả kháng, thiên tai;
– Khám chữa bệnh đối với trường hợp nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện khác;
– Tiến hành thủ tục giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
– Tham gia hoạt động thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu khoa học.
3. Thẻ bảo hiểm y tế bao gồm những thông tin cơ bản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của
– Thông tin cá nhân của người tham gia chế độ bảo hiểm y tế, trong đó bao gồm họ và tên của người tham gia, giới tính của người tham gia, ngày tháng năm sinh của cá nhân, địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ nơi làm việc;
– Mức hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
– Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế phát sinh giá trị sử dụng;
– Nơi đăng ký khám chữa bệnh thẻ bảo hiểm y tế ban đầu;
– Thời gian tham gia chế độ bảo hiểm y tế;
– Ảnh của người tham gia chế độ bảo hiểm y tế đối với trường hợp người tham gia chế độ bảo hiểm y tế không có các loại giấy tờ tài liệu xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền cung cấp, hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã, hoặc các loại giấy tờ khác có xác nhận của các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, quản lý sinh viên, hoặc các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi NĐ 146/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
– Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: