Kế toán ban quản lý dự án được xem là một trong những vị trí quan trọng, thuộc chuyên ngành kế toán, vị trí này đang giữ vai trò nổi bật và có mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, đi cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội. Dưới đây là quy định của pháp luật về nhiệm vụ của kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước, có quy định cụ thể về chế độ tài chính của Ban quản lý dự án. Cụ thể như sau:
– Chế độ tài chính của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc lĩnh vực kiểm toán nhà nước sẽ áp dụng chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên căn cứ theo Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước;
– Được mở tài khoản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Kho bạc nhà nước, được mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, phản ánh các khoản chi từ hoạt động quản lý dự án theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức bộ máy kế toán Ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật về kế toán, có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý sử dụng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cung cấp để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật;
– Ban quản lý dự án có trách nhiệm và nghĩa vụ lập dự toán thu, lập dự toán chi, có nghĩa vụ mở sổ kế toán theo dõi, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí phù hợp với quy định của pháp luật, có trách nhiệm báo cáo tổng hợp dự toán, báo cáo tổng hợp quyết toán hằng năm đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, nhiệm vụ của kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước, Có quy định cụ thể về nhiệm vụ của kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam. Theo đó, kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam sẽ có nhiệm vụ như sau:
– Có quyền độc lập về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán;
– Có nhiệm vụ, trách nhiệm giúp đỡ cho ban giám đốc trong quá trình quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án do ban quản lý dự án chuyên ngành làm chủ đầu tư, quản lý thu, quản lý chi kinh phí hoạt động của ban quản lý dự án chuyên ngành;
– Chịu trách nhiệm trước giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề quản lý, thanh toán nguồn vốn đầu tư và quản lý kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án.
Theo đó thì có thể nói, kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam cần phải tuân thủ đầy đủ nhiệm vụ nêu trên.
2. Kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam lập thu, chi như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, kế toán dự án được xem là những cá nhân chịu trách nhiệm tài chính cho một dự án, cho một công trình đang trong quá trình thi công. Do những dự án công trình ngày càng nhiều, đặc biệt trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, tại các thành phố lớn hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kế toán dự án với mức lương và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn đã thu hút nhiều người dân. Vì vậy, pháp luật liên quan đến kế toán Ban quản lý dự án tại Việt Nam cũng được quy định cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước, có quy định cụ thể về vấn đề lập và chấp hành dự toán thu/chi. Cụ thể như sau:
– Lập dự toán thu, lập dự toán chi của Ban quản lý dự án chuyên ngành sẽ được thực hiện như sau:
+ Hằng năm, căn cứ vào chức năng, căn cứ vào nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, căn cứ vào chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, căn cứ vào kết quả hoạt động dịch vụ, căn cứ vào tình hình thu và tình hình chi tài chính của năm liền kề trước đó, Ban quản lý dự án chuyên ngành cần phải lập dự toán thu, lập dự toán chi năm kế hoạch theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 108/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Sau đó gửi lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tiến hành thủ tục phê duyệt;
+ Cơ quan phê duyệt đối với dự toán thu, dự toán chi sẽ giao cho đơn vị chức năng tổ chức hoạt động thẩm định trước khi tiến hành thủ tục phê duyệt trên thực tế. Thành phần hồ sơ thẩm định, nội dung thẩm định, thời hạn thẩm định, thời hạn phê duyệt dự toán thu, thời hạn phê duyệt dự toán chi, quyết định phê duyệt dự toán thu/chi sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 108/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
– Quá trình thực hiện dự toán thu, dự toán chi sẽ được thực hiện như sau:
+ Đối với kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên, trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án chuyên ngành sẽ được quyền điều chỉnh các nội dung chi, điều chỉnh các nhóm mục chi trong dự toán chi sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, đồng thời Ban quản lý dự án chuyên ngành gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan thanh toán nơi đơn vị mở tài khoản để thuận lợi trong quá trình theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Các khoản chưa chi hoặc các khoản chi không hết của dự đoán sẽ được chuyển tiếp sang năm sau để tiếp tục chi;
+ Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên, khi điều chỉnh các nhóm mục chi, khi điều chỉnh nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc kinh phí sử dụng chưa hết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
3. Kế toán Ban quản lý dự án quyết toán dự án tại Việt Nam hoàn thành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước, có quy định cụ thể về vấn đề quản lý và thanh toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành. Cụ thể như sau:
– Quá trình thanh lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án do Ban quản lý dự án chuyên ngành làm chủ đầu tư cần phải đảm bảo theo đúng mục đích, đúng đối tượng, cần phải đảm bảo khả năng tiết kiệm, đảm bảo tính hiệu quả, tuân thủ đầy đủ theo quy định được ghi nhận tại Thông tư 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và Thông tư 108/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
– Dự án sau khi hoàn thành bắt buộc phải được quyết toán căn cứ theo quy định tại Thông tư 96/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1669/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước;
– Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại và đổi tên Ban Quản lý Dự án phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thành Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng;
– Quyết định 4140/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Như Xuân.
THAM KHẢO THÊM: