Theo quy định của pháp luật hiện nay, bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh về việc, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có quyền trong trường hợp bên có quyền không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Dưới đây là mẫu cam kết bảo lãnh thanh toán mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu cam kết bảo lãnh thanh toán mới nhất hiện nay:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, bảo lãnh thanh toán được xem là một hình thức cam kết bằng văn bản, bảo lãnh thanh toán được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên được bảo lãnh trong trường hợp, bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Dưới đây là mẫu cam kết bảo lãnh thanh toán có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
MẪU CAM KẾT BẢO LÃNH
Số: …
Kính gửi: …
Công ty: …
Mã số doanh nghiệp: …
Cấp lần đầu ngày: …
Trụ sở: …
Người đại diện: …
Theo
Cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho:
Bên nhận bảo lãnh:
Công ty …
Mã số doanh nghiệp: … Do Phòng đăng kí kinh doanh: …
Cấp lần đầu ngày: … Cấp lại lần … ngày: …
Trụ sở: …
Điện thoại: …
Số tiền thanh toán tối đa là: … đồng theo hợp đồng số … ngày … giữa Bên nhận bảo lãnh và Bên được bảo lãnh.
Ngay sau khi có văn bản của Bên nhận bảo lãnh thông báo Bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng.
Cam kết bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày …
BÊN BẢO LÃNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Cam kết bảo lãnh thanh toán bao gồm những nội dung nào?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề cam kết bảo lãnh thanh toán. Theo đó, cam kết bảo lãnh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, cam kết bảo lãnh là cam kết do bên bảo lãnh hoặc cam kết do bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong những cách thức như sau:
– Thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh được xem là cam kết của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh về việc, bên bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thay thế cho bên được bảo lãnh trong trường hợp, bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, thì thư bảo lãnh sẽ bao gồm cả cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
– Hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh theo quy định của pháp luật là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bao gồm bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cùng với các bên khác có liên quan, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay thế cho bên được bảo lãnh trong trường hợp, bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà họ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh;
– Riêng đối với trường hợp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai thì chỉ được phép phát hành hình thức thư bảo lãnh.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, cam kết bảo lãnh là văn bản cam kết do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong những hình thức do pháp luật quy định. Có thể kể đến như hình thức thư bảo lãnh hoặc hình thức hợp đồng bảo lãnh.
Đồng thời, cam kết bảo lãnh cũng cần phải bao gồm đầy đủ những nội dung cơ bản do pháp luật quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng, cam kết bảo lãnh sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Pháp luật áp dụng, trong trường hợp không quy định cụ thể về pháp luật áp dụng thì sẽ được hiểu là các bên có thể thỏa thuận với nhau để áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
– Số hiệu của cam kết bảo lãnh;
– Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó bao gồm họ tên, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ và một số thông tin cơ bản khác;
– Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh, trường học bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
– Ngày hết hiệu lực của bảo lãnh, trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
– Số tiền bảo lãnh, đơn vị bảo lãnh, nghĩa vụ bảo lãnh;
– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trên thực tế;
– Thành phần hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong đó bao gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, kèm theo các loại giấy tờ tài liệu và chứng từ cần phải cung cấp;
– Cách thức để bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
– Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
3. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh sẽ được xác định từ thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng, có quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh và thỏa thuận cấp bảo lãnh. Theo đó, thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được ghi nhận cụ thể như sau:
– Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh theo quy định của pháp luật sẽ được xác định bắt đầu kể từ thời điểm phát sinh cam kết bảo lãnh trên thực tế hoặc được tính bắt đầu kể từ thời điểm sau khi phát hành cam kết bảo lãnh theo sự thỏa thuận của các bên có liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng,
– Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh theo quy định của pháp luật sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, tuy nhiên tối thiểu cần phải được xác định bằng thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh;
– Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, ngày hết hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh chung với các ngày nghỉ lễ tết, thì ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh hoặc thỏa thuận cấp bảo lãnh sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo;
– Quá trình gia hạn thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, gia hạn thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, sao cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh sẽ được xác định bắt đầu kể từ thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh trên thực tế hoặc sau thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh theo sự thỏa thuận của các bên cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng;
– Thông tư 29/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn các ngân hàng thương mại phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn theo quy định tại Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
– Thông tư 47/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng thương mại’
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-NHNN năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hợp nhất Thông tư về việc hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú.
THAM KHẢO THÊM: