Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội được tổ chức quản lý bởi tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, hỗ trợ khám và điều trị bệnh thông qua khoản tiền hỗ trợ chi trả. Vậy đối với người đang điều trị mà bảo hiểm y tế hết hạn có được thanh toán không?
Mục lục bài viết
1. Đang điều trị mà BHYT hết hạn có được thanh toán không?
Khoản 4 Điều 16 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất về Luật Bảo hiểm y tế quy định về thẻ bảo hiểm y tế, Điều này quy định thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
– Thẻ mà đã hết thời hạn sử dụng;
– Thẻ đã bị sửa chữa, tẩy xóa;
– Người có tên ở trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Theo đó, thẻ đã hết thời hạn sử dụng thì không có giá trị sử dụng. Điều 27 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BYT 2023 Nghị định hướng dẫn thi hành về Luật bảo hiểm y tế quy định thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp, cụ thể như sau:
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong trường hợp mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ em đang dưới 6 tuổi và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi mà được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người phải điều trị ngay sau khi đã hiến mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi mà lấy bộ phận cơ thể người có trách nhiệm tổng hợp danh sách số người đã hiến và các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế sau khi đã hiến, gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán theo quy định.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đã có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
– Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh cần phải có các nhân viên y tế đi kèm và có sử dụng thuốc, vật tư y tế theo như yêu cầu chuyên môn trong quá trình vận chuyển, thì chi phí thuốc, vật tư y tế sẽ được tổng hợp vào chi phí điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến.
– Trường hợp người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng mà cần phải tiếp tục sử dụng thuốc sau khi ra viện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc trong phạm vi mà được hưởng và mức hưởng theo chế độ quy định. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp khoản chi thuốc này vào trong chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh trước khi ra viện.
– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện được xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán về hình ảnh, thăm dò chức năng và phải chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ các điều kiện thực hiện để thực hiện các dịch vụ đó, thì khi đó quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thực hiện dịch vụ trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo đúng quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi mà chuyển người bệnh, mẫu bệnh phẩm. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh hoặc là mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là đơn vị thực hiện dịch vụ, sau đó sẽ tổng hợp vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với những dịch vụ kỹ thuật do nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển giao kỹ thuật thực hiện theo như chương trình chỉ đạo tuyến, đề án nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận chuyển giao kỹ thuật, hợp đồng chuyển giao kỹ thuật theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai về kỹ thuật, phương pháp mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có các quy định về giá dịch vụ y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về giá dịch vụ kỹ thuật để làm căn cứ thanh toán. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội về việc triển khai kỹ thuật, phương pháp mới.
– Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi mà ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh tiếp tục được tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc cấp hoặc là gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định trên thì người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế đã hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ở trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra mà viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị mà BHYT hết hạn thì vẫn được thanh toán, tuy nhiên trong thời gian 15 ngày kể từ ngày mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì người tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế.
2. Phải là gì khi đang điều trị mà BHYT hết hạn?
Như đã phân tích ở mục trên, người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị mà BHYT hết hạn thì vẫn sẽ được thanh toán, tuy nhiên trong thời gian 15 ngày kể từ ngày mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì người tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế. Chính vì thế, khi đang điều trị mà BHYT hết hạn thì phải thực hiện thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế để đảm bảo được quyền lợi của mình. Thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế nhanh chóng nhất hiện nay đó chính là thực hiện qua cổng dịch vụ công, thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia
Bước 2: Truy cập vào mục gia hạn thẻ BHYT
– Chọn mục “Thanh toán trực tuyến”. Khi danh sách hiện ra nhấn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT”.
– Sau khi nhấn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT” hệ thống sẽ cho phép người dùng lựa chọn hoặc “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình” hoặc là “Đóng tiếp BHXH tự nguyện”. Thực hiện nhấn chọn “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình”.
Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký
Đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc là Bưu Điện Việt Nam. Nếu như chưa có tài khoản thì lựa chọn tài khoản mong muốn đăng nhập, nhấn “Đăng ký” ở phía dưới và làm theo hướng dẫn.
Bước 4: Thực hiện gia hạn thẻ bảo hiểm y tế
– Nhập mã thẻ BHYT, chọn số tháng muốn gia hạn và thực hiện tra cứu. Sau khi đã nhập đúng thông tin, màn hình sẽ hiển thị thông tin tra cứu theo mã thẻ BHYT đã nhập.
– Sau khi thực hiện tra cứu, cá nhân cần phải lựa chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan bảo hiểm xã hội sau đó ấn “Thanh toán”.
Bước 5: Thực hiện thanh toán
– Lựa chọn ngân hàng thanh toán.
– Tiếp theo, hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để xác nhận. Nếu những thông tin đã chính xác,chọn “Xác nhận”, sau đó nhập mã OTP do ngân hàng gửi đến số điện thoại.
Bước 6: Nhận thông báo gia hạn thẻ thành công
Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng dịch vụ công Quốc gia với thông báo là “Thanh toán thành công”. Tiếp đó thì Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ gửi đi tin nhắn thông báo về thời hạn mới của thẻ BHYT.
3. Thời hạn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế:
– Đối với trẻ em đang dưới 06 tuổi:
+ Nếu sinh trước ngày 30/9: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
+ Nếu sinh sau ngày 30/9: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
– Đối với các học sinh, sinh viên: Thẻ sẽ được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên. Trong đó:
+ Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của chính năm đó.
+ Sinh viên năm 1: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 mà đang còn giá trị sử dụng;
+ Sinh viên năm cuối: Thẻ có giá trị sử dụng cho đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
– Đối với trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Đối với những người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội.
– Các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình mà đang có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với những người đã hiến bộ phận cơ thể: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
– Đối với những đối tượng khác: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền BHYT.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: