Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho các khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, còn chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho những người mua, do người mua thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. Vậy phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán:
Tiêu chí | Chiết khấu thương mại | Chiết khấu thanh toán |
Giải thích | Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho các khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. | Là khoản tiền người bán giảm trừ cho những người mua, do người mua thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. |
Nội dung | Chiết khẩu thương mại phản ánh về phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc là thanh toán cho những người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với số khối lượng lớn đã ghi ở trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận về chiết khấu thương mại. | Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá ở trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính mà công ty chấp nhận chi cho người mua. Người bán sẽ lập phiếu chi, người mua lập |
Giảm trừ | Chiết khấu thương mại được giảm trừ trực tiếp ở trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giá cho những hóa đơn trước đó. Nên chiết khấu thương mại được giảm trừ thuế GTGT lẫn thuế TNDN. | Chiết khấu thanh toán không được giảm trừ vào doanh thu (tức là không được giảm thuế GTGT) nhưng được đưa vào chi phí của hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế TNDN). Bên nhận chiết khấu thanh toán sẽ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính |
Cách hạch toán | Chiết khấu thương mại được hạch toán khi mà khách hàng mua với số lượng lớn, đạt hoặc là vượt định mức mà bên bán đặt ra. – Số chiết khấu thương mại thực tế mà phát sinh tại bên bán: + Nợ TK 521 (là chiết khấu thương mại); Nợ TK 3331 (là thuế VAT) + Có TK 111/112/131 + Kết chuyển: Nợ TK 511; Có TK 521 – Đối với bên mua hàng thì: Nợ TK 111/112/331; Có TK 156Có TK 1331 | Cách hạch toán: – Đối với bên bán là: + Nợ 635 + Có 131 (Nếu như giảm trừ công nợ); Có 111 (Nếu trả lại tiền) – Đối với bên mua thì: + Nợ 331 (Nếu như giảm trừ công nợ); Nợ 111 (Nếu nhận tiền mặt) + Có 515 Chú ý rằng: Chiết khấu thanh toán được tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm có cả thuế GTGT |
Thời điểm phát sinh | Chiết khấu thương mại phát sinh vào tại thời điểm tạo lập đơn hàng. Ví dụ: Khách hàng A đăng ký sử dụng một phần mềm cho hơn 5000 chứng từ với giá của gói 1 năm là 1,500,000. Khi Khách hàng A đã sử dụng Phần mềm 3 năm cho hơn 5000 chứng từ thì khi đó giá sẽ được giảm là 1,275,000 cho 1 năm. | Chiết khấu thanh toán phát sinh vào thời điểm là bên mua tiến hành thanh toán. Ví dụ: Khách hàng A đã đăng ký sử dụng một phần mềm với gói sử dụng 3 năm. Hai bên đã thỏa thuận nếu Khách hàng A thanh toán 1 lần toàn bộ của số tiền trên tại ngày ký kết sẽ được nhận chiết khấu là 3%. |
2. Chiết khấu thương mại có được trừ khỏi chi phí mua của hành tồn kho:
Nội dung chuẩn mực xác định giá trị hàng tồn kho được quy định tại Quyết định 149/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể hàng tồn kho sẽ được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể sẽ thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và những chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó:
– Chi phí mua: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, những loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản ở trong quá trình mua hàng và những chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Những khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất sẽ được trừ (-) khỏi chi phí mua.
– Các chi phí chế biến:
+ Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và ácc chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường sẽ không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng các máy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường sẽ thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như là chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi một đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường chính là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
++ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì khi đó chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
++ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kho đó chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung sẽ không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
++ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi một đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ở trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi một loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến sẽ được phân bổ cho các loại sản phẩm theo như tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp mà có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này sẽ được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
Theo quy định trên, các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất sẽ được trừ (-) khỏi chi phí mua. Như vậy, có thể khẳng định được rằng chiết khấu thương mại sẽ được trừ khỏi chi phí mua của hành tồn kho nếu như chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất.
3. Doanh thu phát sinh từ giao dịch có bao gồm chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán:
Phần xác định doanh thu được quy định ở trong Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác quy định như sau:
– Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
– Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc là bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của những khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) những khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
– Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu sẽ được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của những khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo như tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế ở tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
– Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc là dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Theo quy định trên thì Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc là bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc là sẽ thu được sau khi trừ (-) những khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh thu phát sinh từ giao dịch không bao gồm có chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 149/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: