Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và thực hiện thủ tục trích khấu hao tài sản. Vậy thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ hay không?
Mục lục bài viết
1. Thuế GTGT của tài sản cố định có được khấu trừ không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, có quy định cụ thể về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Cụ thể như sau:
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa, dịch vụ (trong đó bao gồm cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không phải chịu thuế giá trị gia tăng, thì theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ;
– Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng hàng quý, hàng tháng tạm phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/trong quý, cuối năm cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục tính phân bổ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của năm để tiến hành hoạt động kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào đã tạo phân bổ khấu trừ theo quý/khấu trừ theo tháng;
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của các tài sản cố định, các loại máy móc, các trang thiết bị kỹ thuật, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đi thuê những loại tài sản, máy móc, các trang thiết bị kỹ thuật này, và thuế giá trị gia tăng đầu vào khác có liên quan đến các loại tài sản máy móc trang thiết bị như bảo hành, sửa chữa … trong các trường hợp sau đây thì không được khấu trừ, mà cần phải tính vào nguyên giá của tài sản cố định chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ cho quá trình sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, tài sản cố định và các trang thiết bị máy móc của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán, của các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở đào tạo, tàu bay dân dụng hoặc du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá/hành khách/kinh doanh dịch vụ du lịch hoặc khách sạn;
– Tài sản cố định được xác định là ô tô chở người với số lượng từ 09 chỗ ngồi cho xuống có giá trị vượt trên 1.600.000.000 đồng, thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1.600.000.000 đồng không được khấu trừ.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cũng có quy định cụ thể về thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó bao gồm cả tài sản cố định.
Theo đó thì có thể nói, thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định theo các điều luật nêu trên không được khấu trừ khi tài sản đó phục vụ cho các mục đích sau:
– Phục vụ cho hoạt động sản xuất vũ khí, khí tài trong lĩnh vực quốc phòng an ninh;
– Tài sản cố định, máy móc và trang thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh dịch vụ chứng khoán, các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở đào tạo;
– Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, du lịch và khách sạn.
Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng của các chi phí bảo hành, sửa chữa tài sản cố định cũng tính vào nguyên giá. Đồng thời, đối với tài sản cố định được xác định là ô tô chở người với số lượng từ 09 chỗ ngồi chở xuống có giá trị vượt quá 1.600.000.000 đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt quá 1.600.000.000 đồng cũng sẽ không được khấu trừ.
2. Các tài sản cố định không phải kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, có quy định cụ thể về trường hợp tài sản cố định không cần phải kê khai và tính thuế giá trị gia tăng. Theo đó:
Tài sản cố định đang trong quá trình sử dụng, đã thực hiện thủ tục trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa các cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn. Hoặc khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn, nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, thì cũng không cần phải lập hóa đơn và kê khai hoặc nộp thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh có tài sản cố định khi thực hiện thủ tục điều chuyển bắt buộc cần phải có quyết định hoặc lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ phản ánh rõ nguồn gốc của tài sản đó.
Và trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện hoạt động đánh giá lại giá trị của tài sản hoặc điều chuyển do các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì cần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
3. Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định do cơ sở tự tạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về giá tính thuế. Trong đó có ghi nhận về giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ như các loại hàng hóa được xuất để chuyển kho, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh khác, hoặc hàng hóa và dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì sẽ không cần phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng;
– Trong trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, bàn giao, nghiệm thu, cơ sở kinh doanh cũng không cần phải lập hóa đơn. Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm sẽ cần phải được kê khai và khấu trừ theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp xuất các loại máy móc, trang thiết bị vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn, hoàn trả, nếu có hợp đồng và các loại giấy tờ tài liệu, chứng từ có liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng không cần phải lập hóa đơn, tính thuế và nộp thuế giá trị gia tăng.
Theo đó thì có thể nói, đối với tài sản cố định do các cơ sở kinh doanh tự làm nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, thì khi hoàn thành, bàn giao, nghiệm thu, cơ sở kinh doanh sẽ không cần phải lập hóa đơn.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên các loại tài sản cố định do các cơ sở sản xuất kinh doanh tự làm sẽ cần phải được kê khai và khấu trừ theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
THAM KHẢO THÊM: