Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm vay được sử dụng phổ biến hiện nay. Quy định về thế chấp tài sản rất chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên. Trong quá trình thế chấp xe, một vấn đề đặt ra là có được ủy quyền xe khi xe đang thế chấp ngân hàng không?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền xe khi xe đang thế chấp ngân hàng?
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về ủy quyền như sau:
Ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên bao gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh, đại diện cho bên ủy quyền.
Và bên ủy quyền sẽ tiến hành cho trả thù lao nếu như giữa các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc
Việc ủy quyền sẽ có nhiều mục đích như ủy quyền để bán xe hay ủy quyền để vay vốn hoặc ủy quyền để sử dụng thôi.
Nếu như cá nhân đang thế chấp xe, có nhu cầu muốn bán hoặc vay vốn hoặc thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác sử dụng cũng cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Căn cứ khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau: Bên thế chấp không được phép bán hay thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, ngoài trừ trường hợp:
– Tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
– Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Do đó, theo căn cứ trên thì có thể thấy người thế chấp không thể được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch tài sản đang thế chấp cho người khác, và chỉ được phép thực hiện nếu như thuộc hai trường hợp ngoại trừ ở trên và phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
2. Xe đang thế chấp, làm thế nào ủy quyền cho người khác bán hộ?
Như mục 1 đã phân tích, xe đang thế chấp thì không thể thực hiện giao dịch bán xe cho người khác được nếu như chưa có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Nếu như chủ xe muốn ủy quyền cho người khác thực hiện bán xe thì phải tiến hành theo cách như sau:
Cách 1: ký thỏa thuận 03 bên, trong đó ngân hàng phải đồng ý thì mới tiến hành giao dịch mua bán xe được.
Cách 2: Bên bán đang thế chấp xe phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại ngân hàng, sau đó tiến hành giao dịch mua bán xe bình thường.
Thủ tục xóa thế chấp xe tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp xe gồm:
– 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe.
– 01 bản chính Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp xe.
– Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký thế chấp là bên thế chấp thì cần phải có văn bản đồng ý xóa thế chấp của bên nhận thế chấp.
– Giấy tờ tùy thân của bên thế chấp.
– Trường hợp có ủy quyền thì cần có văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu xóa thế chấp sẽ nộp hồ sơ đến Trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra.
– Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu thì cơ quan sẽ thông báo để bạn bổ sung và đặt lịch hẹn để bạn đến nộp lại hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ tới văn phòng công chứng để thực hiện xóa công chứng thế chấp.
Sau đó, hợp đồng ô tô thế chấp trước đây đã được công chứng, chứng thực thì các bên cũng phải gửi tới văn phòng công chứng nơi các bên đăng ký thế chấp. Cơ quan thực hiện công chứng sẽ thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch đảm bảo.
Cuối cùng, người vay cần mang bản xóa công chứng thế chấp đến tại phòng cảnh sát giao thông nơi đã đăng ký xe và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xóa thế chấp.
3. Bán xe đang thế chấp cho người khác có bị phạt?
Thứ nhất, về trách nhiệm vi phạm trong hợp đồng thế chấp với bên nhận thế chấp:
Việc cá nhân bán xe đang thế chấp cho người khác tức là đã vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp và sẽ phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo nội dung hợp đồng.
Thứ hai, dưới góc độ pháp luật hình sự, cá nhân bán xe đang thế chấp có thể bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: trường hợp chủ sở hữu xe không hề thông báo cho người mua xe biết được xe đang thế chấp cho ngân hàng hoặc cho đối tượng khác, làm cho người mua lầm tưởng là xe không bị hạn chế về giao dịch, đáp ứng đủ điều kiện để mua thì hành vi của chủ sở hữu xe sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngược lại, nếu như người mua xe đã được chủ xe thông tin cho việc xe đang thế chấp nhưng vẫn cố tính muốn mua thì nghiễm nhiên chủ sở hữu xe không bị truy cứu trách nhiệm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lúc này, các bên xử lý với nhau theo thỏa thuận, giải quyết các trách nhiệm dân sự với nhau.
– Với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Nếu như chủ sở hữu xe sau khi thế chấp tài sản cho ngân hàng hoặc bên khác, nếu chủ sở hữu xe có dấu hiệu gian dối, hoặc bỏ trốn để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là khoản tiền vay đó hoặc sử dụng khoản tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ thì hành vi này sẽ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
4. Ủy quyền cho người khác thế chấp xe ô tô được không?
Hiện nay, pháp luật không có hành vi cấm ủy quyền cho việc vay thế chấp xe. Như vậy, việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Bởi thực tế có những trường người có tài sản bảo đảm vì lý do nào đó không thể tự đi đi vay thế chấp ngân hàng, do đó có thể ủy quyền cho người khác để vay ngân hàng hộ. Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Lập
Để được đi vay “hộ” tại ngân hàng thông qua giấy tờ xe của người có ý định đi vay thì phải cần có
Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ để thực hiện vay vốn tại ngân hàng:
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện
– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng).
– Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo: Giấy đăng ký xe.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…
– Giấy tờ chứng minh thu nhập (
Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng vay thế chấp xe và hoàn tất thủ tục vay thế chấp xe tại ngân hàng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Công văn số 8601/VPCP-CN về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng.
THAM KHẢO THÊM: