Bên cạnh việc nhận con nuôi trong nước, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật nuôi con nuôi cho phép người nước ngoài có thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Dưới đây là trình tự và thủ tục để người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam?
Người nước ngoài theo quy định của pháp luật là người bác giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hay nói một cách đơn giản, người nước ngoài là những người không mang quốc tịch của nước Việt Nam. Trình tự và thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây: Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân như căn cước công dâ/hoặc hộ chiếu còn thời hạn/chứng minh thư nhân dân/các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, văn bản cho phép được nhận con nuôi trên lãnh thổ của Việt Nam, biên bản điều tra về tâm lý/gia đình của người nhận nuôi con nuôi, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe và thu nhập của người nhận nuôi con nuôi, phiếu lý lịch tư pháp được cấp chưa vượt quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người nhận nuôi con nuôi, giấy khai sinh và các loại giấy tờ tùy thân của người được nhận làm con nuôi, và các văn bản khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam. Vì vậy, cần phải lưu ý đến các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên để rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính nhận nuôi con nuôi.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ, người nhận nuôi con nuôi sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đó là Cục con nuôi. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, người nhận con nuôi hoàn toàn có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền thông qua dịch vụ bưu điện. Sở tư pháp sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra hồ sơ phải lấy ý kiến của những người có liên quan theo quy định của pháp luật. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ để có thể xác lập mối quan hệ nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, thì Sở tư pháp sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở tư pháp trình lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam nhận nuôi con nuôi, trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở tư pháp tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở, với sự hiện diện và có mặt của đại diện sở tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ các cơ sở nuôi dưỡng, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đối với trường hợp được xin nhận làm con nuôi từ gia đình, gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi để nắm bắt và thực hiện. Trong trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng, không xuất phát từ các trở ngại khách quan/bất khả kháng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ hủy bỏ quyết định cho người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam nhận nuôi con nuôi.
Bước 4: Giao nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi cần phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký và điểm chỉ của các bên tham gia, đại diện của Sở tư pháp.
2. Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi. Cụ thể như sau:
– Những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của nước nơi người đó thường trú và đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010;
– Những đối tượng được xác định là công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 và đáp ứng được đầy đủ quy định pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi Việt Nam năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi. Theo đó, để có thể nhận con nuôi ở Việt Nam thì người nước ngoài cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Người nhận con nuôi cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, cần phải đáp ứng độ tuổi đó là hơn con nuôi tối thiểu từ 20 tuổi trở lên, đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe kinh tế và chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục con nuôi, đáp ứng được đầy đủ điều kiện về tư cách phẩm chất đạo đức tốt;
– Những người sau đây sẽ không được phép nhận con nuôi tại Việt Nam: Những đối tượng được xác định là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục hoặc các cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc, đang chấp hành án phạt tù theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, chưa được thực hiện thủ tục xóa án tích về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác, có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc những người có công nuôi dưỡng, có hành vi dụ dỗ hoặc ép buộc, chứa chấp người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có hành vi mua bán hoặc chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó thì có thể nói, người nước ngoài để có thể nhận con nuôi hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, và đồng thời cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
3. Người nước ngoài có được nhận con nuôi là người Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Đợt nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo đó:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài sẽ có quyền nhận con nuôi đích danh trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Là cha dượng của người được nhận làm con nuôi, là mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô ruột, cậu ruột, dì ruột, bác ruột, chú ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh ruột, chị ruột, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
+ Nhận những đối tượng là trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ em mắc các chứng bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang học tập và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian ít nhất là 12 tháng.
– Công dân Việt Nam thường trú trong nước sẽ có quyền nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi;
– Người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hoàn toàn có thể nhận con nuôi là người Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nuôi con nuôi 2010.
THAM KHẢO THÊM: