Mẫu tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN XÁC NHẬN HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH, TÌNH TRẠNG CHỖ Ở, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
Thông tin | Ông | Bà |
Họ, chữ đệm, tên |
|
|
Ngày, tháng, năm sinh |
|
|
Số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân |
|
|
Nơi cư trú |
|
|
II. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
1. Tình trạng hôn nhân, gia đình
Chưa kết hôn;
Kết hôn;
Ly hôn;
Chồng/vợ đã chết;
Chưa có con đẻ;
Đã có con đẻ;
Đã có con nuôi;
Nêu rõ số lượng con: …
Thành viên khác sống cùng:
– Nêu số thành viên sống cùng với người nhận con nuôi: …
– Nêu rõ mối quan hệ gia đình với người nhận con nuôi: …
– Ý kiến, thái độ của thành viên trong gia đình đối với việc nhận con nuôi:
+ Đã được thông báo về việc nhận con nuôi;
+ Chưa biết về việc nhận con nuôi;
+ Ủng hộ việc nhận con nuôi;
+ Không ủng hộ việc nhận con nuôi;
+ Ý kiến khác: …
III. TÌNH TRẠNG CHỖ Ở, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
1. Nhà ở
Diện tích: …
– Nhà thuộc sở hữu;
– Nhà thuê;
Nhà ở khác;
– Không gian dành cho con nuôi:
+ Có;
+ Không.
2. Nghề nghiệp, thu nhập
– Nghề nghiệp (nêu rõ làm nghề gì): …
– Thu nhập:
+ Tiền lương tháng (nêu số tiền: …)
+ Sản xuất, kinh doanh, hành nghề độc lập (nêu số tiền: …)
+ Phụ cấp, trợ cấp (nêu số tiền: …)
+ Các nguồn thu nhập khác …(tài khoản tiết kiệm, cho thuê bất động sản, cho tặng của người thân, bản quyền …)
3. Các tài sản khác (nếu có, ghi cụ thể): …
Điều kiện kinh tế đảm bảo cho việc nuôi dưỡng con nuôi:
+ Có;
+ Không.
Làm tại …, ngày … tháng … năm …
Người nhận con nuôi
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
IV. PHẦN Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ
1. Ý kiến của Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng thôn về người nhận con nuôi: …
…, ngày … tháng … năm …
Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
2. Đánh giá về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi: …
…, ngày … tháng … năm …
3. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi người nhận con nuôi cư trú
Xác nhận chữ ký bên là của ông/bà … là người đã tiến hành xác minh, đánh giá hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.
…, ngày … tháng … năm …
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu)
2. Cách điền tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi:
Cần phải lưu ý một số vấn đề khi điền tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi như sau:
– Cần phải ghi đầy đủ thông tin cơ bản của người nhận con nuôi, trong đó có họ tên, ngày tháng năm sinh của người nhận con nuôi, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân;
– Nơi cư trú của người nhận con nuôi;
– Nêu rõ về hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi. Trong đó, cần phải phản ánh rõ tình trạng kết hôn của người nhận con nuôi, các thành viên cùng chung sống trong gia đình của người nhận con nuôi, thái độ của các thành viên trong gia đình đối với việc nhận nuôi con nuôi …;
– Cần phải nêu rõ ý kiến của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn về việc nhận con nuôi. Tuy nhiên cần phải lưu ý, sẽ không áp dụng nội dung này cho trường hợp đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
– Cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi người nhận con nuôi cư trú. Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện ở trong nước thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi cư trú sẽ xác nhận. Nếu quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiến hành hoạt động xác nhận;
– Người nhận nuôi con nuôi sẽ ký, ghi rõ họ tên vào cuối tờ khai.
3. Hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi có phải là điều kiện bắt buộc khi nhận con nuôi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Cá nhân luận nuôi con nuôi phải có độ tuổi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe cũng như đảm bảo điều kiện về kinh tế, có công ăn việc làm và có chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
Đối với trường hợp người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà muốn nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm được các điều kiện nữa theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Bên cạnh đó, các chủ thể là cá nhân thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền nhận nuôi con nuôi, cụ thể như sau:
– Các cá nhân đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với những chủ thể là con chưa thành niên;
– Các cá nhân đang bị chấp hành các quyết định xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở khám chữa bệnh;
– Các cá nhân đang chấp hành hình phạt tù theo quyết định hoặc bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các cá nhân chưa được xóa án tích về một trong các tội liên quan đến tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Đồng thời, trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hoặc mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi, hoặc cô/cậu/dì/chú/bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con nuôi.
Theo đó thì có thể nói, hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi là một trong những điều kiện bắt buộc khi thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi. Theo đó, người nhận con nuôi cần phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con nuôi. Về điều kiện sức khỏe thì người nhận con nuôi cần phải có sức khỏe tốt, không được mắc các chứng bệnh hiểm nghèo vì nếu cha mẹ nuôi không có được sức khỏe tốt thì quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra, người nhận nuôi con nuôi cần phải có đủ điều kiện kinh tế, tài chính và phải chứng minh được rằng có tài sản, có thu nhập để đảm bảo cho trẻ em một môi trường sống ổn định. Cùng với đó thì người nhận con nuôi cũng cần phải dành ra quỹ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, chăm nom, chơi đùa cùng trẻ em. Nhiều cha mẹ nuôi hiện nay tuy đầy đủ điều kiện về sức khỏe và tài chính tuy nhiên lại không có điều kiện về thời gian dành cho con nuôi thì vẫn không được xem là đáp ứng đầy đủ điều kiện để nhận được con nuôi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
– Thông tư 07/2023/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: