Vay tiền từ ngân hàng không còn quá xa lạ đối với cá nhân hay doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Đây là một giải pháp tài chính giúp khách hàng giải quyết các vấn đề như kinh doanh, đầu tư, mua sắm hoặc trải nghiệm. Vậy xe công chứng ủy quyền có vay ngân hàng được không?
Mục lục bài viết
1. Xe công chứng ủy quyền có vay ngân hàng được không?
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
Hiện nay, pháp luật không có cấm về hành vi ủy quyền cho việc vay thế chấp ngân hàng bằng tài sản là xe (giấy chứng nhận đăng ký xe). Như vậy, việc xe công chứng ủy quyền vay thế chấp ngân hàng hoàn toàn được pháp luật công nhận. Bởi thực tế có những trường hợp là người có tài sản bảo đảm vì có lý do nào đó không thể tự đi vay thế chấp ngân hàng được, do đó có thể ủy quyền cho người khác để vay ngân hàng hộ.
Do đó người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng bằng tài sản là xe sau khi có
2. Thủ tục công chứng ủy quyền tài sản là xe để vay ngân hàng:
Thủ tục công chứng ủy quyền tài sản là xe để vay ngân hàng được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Lập hợp đồng ủy quyền vay thế chấp ở tại ngân hàng
Để được đi vay “hộ” tại ngân hàng thông qua tài sản là xe (giấy chứng nhận đăng ký xe) của người có ý định đi vay thì phải cần có giấy ủy quyền hoặc có hợp đồng ủy quyền. Và hợp đồng ủy quyền hoặc là giấy ủy quyền này sẽ được công chứng, chứng thực.
Hồ sơ cần thực hiện công chứng bao gồm có:
– Dự thảo của hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu mà còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ về quyền sở hữu xe: giấy chứng nhận đăng ký xe.
Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ để thực hiện vay vốn tại ngân hàng:
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, chuẩn bị những loại giấy tờ sau để thực hiện
– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của từng ngân hàng).
– Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu mà còn giá trị sử dụng.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn hoặc là giấy xác nhận tình trạng độc thân,…
– Giấy tờ chứng minh thu nhập (như
Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng vay thế chấp tài sản là xe:
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng vay thế chấp tài sản là xe bao gồm có các loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (theo Mẫu số 01/PYC).
– Dự thảo của hợp đồng ủy quyền.
– Bản sao Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu mà còn giá trị sử dụng của người đi vay.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao của giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với những loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng ở trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó (trong đó là Giấy đăng ký xe).
– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
3. Sau khi ủy quyền tài sản là xe để vay ngân hàng có được bán xe:
Điều 138 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền, Điều này quy định về đại diện ủy quyền như sau:
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho các cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử ra các cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của tất cả những thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp là pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Căn cứ theo quy định trên thì khẳng định được rằng có thể ủy quyền cho những người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trong đó bao gồm giao dịch mua bán xe.
Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành giao kết giao dịch mua bán xe thì cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Giấy đăng ký xe (bản chính).
– Đăng kiểm ô tô (là bản chính).
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy đăng ký kết hôn.
Đồng thời, tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
– Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện về những nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
– Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên sẽ có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Như vậy, vì chưa hoàn thành về nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, có nghĩa rằng ngân hàng đang là chủ sở hữu của xe mà đang bị thế chấp, chủ xe chỉ có thể sử dụng chiếc xe mà không có quyền sở hữu đối với chiếc xe đó. Nếu như mà có nhu cầu chuyển nhượng xe thì cần phải có sự đồng ý của bên ngân hàng cho vay.
Trong trường hợp này, để có thể ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch mua bán xe thì sẽ có 2 phương án như sau:
Phương án 1:
Chủ xe hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (thanh toán về toàn bộ khoản vay bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi). Khi mà đã hoàn thành xong nghĩa vụ này thì sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe và sẽ được quyền giao kết hợp đồng mua bán chiếc xe trên với bên có nhu cầu mua xe.
Phương án 2:
Chủ xe có thể thỏa thuận với bên có nhu cầu mua chiếc xe về việc bên mua sẽ thay mình tiếp tục thực hiện thanh toán khoản tiền nợ với ngân hàng. Để có thể làm được việc này, bên bán và bên mua cần phải lập hợp đồng mua bán xe có công chứng; trong hợp đồng đó cần ghi rõ các nội dung thỏa thuận về việc bên mua xe đồng ý trả tiếp khoản nợ ngân hàng thay cho bên bán và thực hiện lập giấy ủy quyền để bên mua trả nợ khoản vay ngân hàng. Sau khi mà khoản vay đã được trả hết thì hai bên sẽ tiến hành thủ tục mua bán xe theo quy định pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: