Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan ban ngành và công dân. Thực tế hiện nay, những vụ tai nạn liên quan đến giao thông đường sắt xuất hiện không kề ít. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt?
Mục lục bài viết
1. Quy định vị trí nguy hiểm với an toàn giao thông đường sắt:
Trước hết, pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về khái niệm vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có quy định cụ thể về khái niệm vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt. Theo đó, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được xem là khái niệm để chỉ những lời và những địa điểm thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt gây ra nhiều thiệt hại không đáng có.
– Về vấn đề vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt như sau:
– Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm những địa điểm sau:
+ Những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, hay còn được gọi là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt;
+ Những nơi có khả năng hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, hay còn gọi là những nơi tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
– Đường ngang nguy hiểm được xác định là những đoạn đường ngang thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông hoặc có khả năng xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trong khu vực đường ngang dựa trên tiêu chí xác định quy định cụ thể tại Điều 7 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
Theo điều luật phân tích nêu trên để có thể thấy, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt sẽ bao gồm các địa điểm sau:
– Những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đường sắt;
– Hoặc những nơi có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
2. Tiêu chí xác định vị trí nguy hiểm với an toàn giao thông đường sắt:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt và tiêu chí xác định những địa điểm tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có quy định cụ thể về tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt. Theo đó, điểm đen tai nạn giao thông đường sắt sẽ được xác định dựa trên cơ sở số vụ án và mức độ thiệt hại xảy ra do tai nạn giao thông đường sắt gây nên trong khoảng thời gian 12 tháng được tính bắt đầu kể từ thời điểm xảy ra vụ tai nạn gần nhất, thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn giao thông đường sắt ở mức rất nghiêm trọng trở lên;
– Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn giao thông đường sắt ở mức nghiêm trọng trở lên;
– Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn giao thông đường sắt ở mức ít nghiêm trọng trở lên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có quy định cụ thể về những tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt. Theo đó, những địa điểm tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn giao thông đường sắt sẽ được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt trong quá trình giao thông, đồng thời dựa trên số vụ án và mức độ thiệt hại xảy ra do tai nạn giao thông đường sắt gây nên xảy ra trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu được tính kể từ thời điểm xảy ra vụ tai nạn gần nhất, thuộc 01 trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Xảy ra tối thiểu một vụ án tai nạn giao thông đường sắt có dẫn đến hậu quả chết người hoặc xảy ra tối thiểu 02 vụ án tai nạn giao thông đường sắt chỉ có một người bị thương trên thực tế, tuy nhiên chưa đến mức được xác định là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt theo Điều 6 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
– Hiện trạng công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt cùng với quá trình công tác tổ chức an toàn giao thông đường sắt có yếu tố gây mất an toàn giao thông, bao gồm một trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Tầm nhìn của những người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị hạn chế trên thực tế;
+ Đường ngang trong hành lang an toàn giao thông đường sắt không có khả năng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khoảng cách giữa các đường ngang không còn phù hợp với quy định của pháp luật, không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ giao thông vận tải;
+ Hành lang an toàn giao thông đường sắt có hành vi bị vi phạm quy định của pháp luật hoặc đi ngang qua các khu vực đông dân cư;
+ Các khu vực có nhiều lối đi tự mở, cắt ngang qua đường sắt trái quy định của pháp luật và các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khác.
3. Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có quy định cụ thể về vấn đề quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt. Cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Tổ chức chủ trì và theo dõi, phân tích và lập danh mục, lộ trình xóa bỏ hoặc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật tại các vị trí quy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên tất cả các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
+ Tổ chức hoạt động quản lý đối với tất cả các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn của mình.
– Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các vấn đề sau đây:
+ Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật liên quan tới an toàn giao thông đường sắt;
+ Kiểm tra và đề xuất Bộ giao thông vận tải áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí được xác định là đường ngang nguy hiểm trên các tuyến đường sắt quốc gia, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông còn lại trên các tuyến đường sắt quốc gia;
+ Tổ chức hoạt động kiểm tra và chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật.
– Các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rất cần phải chịu các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Chủ trì và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến đường quốc gia khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó;
+ Quản lý hồ sơ và cập nhật đầy đủ các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến đường sắt quốc gia để phục vụ cho công tác quản lý của mình;
+ Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt để đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt phù hợp tại các vị trí nguy hiểm trên các tuyến đường sắt.
– Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng cần phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Chủ trì và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân các cấp để lập lộ trình và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm trên tuyến đường sắt chuyên dùng;
+ Quản lý hồ sơ và kiểm tra hồ sơ, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến đường sắt chuyên dùng để phục vụ cho công tác quản lý của mình.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, mỗi cá nhân và tổ chức sẽ có những trách nhiệm riêng của mình. Các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt;
– Các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
– Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt;
– Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
– Nghị định 91/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định 01/2022/NĐ-CP ngày 04/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ;
– Nghị định 01/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
– Thông báo 175/TB-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy tại buổi họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định 01/2022/NĐ-CP ngày 04/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: