Hình thức phạt cảnh cáo là một trong những hình thức xử phạt được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Vậy phạt cảnh cáo vi phạm giao thông theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được áp dụng trong những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định cụ thể về hình thức phạt cảnh cáo. Theo đó, cảnh cáo là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm hành chính tuy nhiên ở mức độ không nghiêm trọng, có các tình tiết giảm nhẹ và theo quy định của pháp luật sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do những đối tượng được xác định là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo sẽ được quyết định bằng văn bản.
Theo đó thì có thể nói, hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn có thể sẽ được áp dụng đối với những đối tượng là cá nhân trên 18 tuổi có hành vi vi phạm hành chính tuy nhiên ở mức độ không dám trọng, có các tình tiết giảm nhẹ và theo quy định của pháp luật, hành vi đó sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các trường hợp vi phạm giao thông có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức khi thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác tuy nhiên không treo biển báo phản ánh thông tin đang thi công công trình, hoặc treo biển báo thông tin tuy nhiên thông báo không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác, không treo biển báo thông tin công trình, hoặc có treo biển báo tuy nhiên thông tin không rõ ràng và đầy đủ nội dung, thì có thể sẽ bị phạt cảnh cáo. Vi phạm của các tổ chức và cá nhân trong trường hợp này phải là những hành vi vi phạm ở mức độ nhỏ và có tình tiết giảm nhẹ.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác, quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với những cá nhân thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Chăn dắt gia súc ở vìa đường, buộc gia súc vào các hàng cây ở hai bên đường, buộc gia súc và cọc tiêu, biển báo, rào chắn và các công trình phụ trợ giao thông đường bộ khác;
– Có hành vi tự tiện leo trèo lên trụ, cầu.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện xe cơ giới. Theo đó, phạt cảnh cáo đối với những đối tượng được xác định là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi của anh bê điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả các loại phương tiện là xe máy điện và các loại xe khác tương tự xe mô tô, hoặc có hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe khác tương tự xe ô tô.
Theo đó thì có thể nói, những đối tượng được xác định là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi điều khiển xe mô tô, điều khiển xe gắn máy … tuy nhiên vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện xe cơ giới, thông thường sẽ chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo vì những đối tượng đó vẫn đang trong độ tuổi là người chưa thành niên vi phạm giao thông, với khả năng nhận thức còn hạn chế, vì vậy hình thức xử phạt cũng chỉ mang tính răn đe, chấn chỉnh về mặt tinh thần, để yêu cầu các đối tượng đó không tiếp tục tái diễn, nhận thức được hành vi của mình là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, phạt cảnh cáo vi phạm giao thông sẽ được áp dụng trong 03 trường hợp nêu trên.
2. Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông có cần lập biên bản xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Cụ thể như sau:
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản sẽ được áp dụng đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 250.000 đồng đối với những đối tượng là cá nhân vi phạm, 500.000 đồng đối với những đối tượng là tổ chức vi phạm, đồng thời người có thẩm quyền xử phạt cần phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ;
– Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện do sử dụng các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ thì bắt buộc phải được lập thành biên bản;
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ cần phải phản ánh đầy đủ các nội dung, trong đó cần phải ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định, họ tên và địa chỉ của các cá nhân vi phạm, họ tên và địa chỉ của tổ chức vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm cụ thể, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm, chứng cứ vào các giấy tờ, tình tiết khác có liên quan đến quá trình giải quyết vi phạm, họ tên và chức vụ của người ban hành quyết định xử phạt, điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong quá trình giải quyết. Trong trường hợp phạt tiền thì trong quyết định đó cần phải nêu rõ mức phạt tiền cụ thể là bao nhiêu.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo thì sẽ không cần phải lập thành biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm hành chính do sử dụng các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ thì bắt buộc phải được lập thành biên bản.
3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được giao cho ai?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. Cụ thể như sau:
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo quy định của pháp luật phải được giao cho các tổ chức và cá nhân bị xử phạt 01 bản. Trong trường hợp những đối tượng được xác định là người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn cần phải được gửi cho cha mẹ hoặc những người giám hộ của người đó;
– Cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính. Người thu tiền sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giao các loại giấy tờ, tài liệu và chứng từ thu tiền phạt cho các cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt, đồng thời cần phải nộp tiền phạt trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày thu tiền phạt;
– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có đầy đủ khả năng để nộp tiền phạt tại chỗ thì người vi phạm hoàn toàn có thể nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước, hoặc có thể nộp tiền phạt thông qua số tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi nhận trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó thì có thể nói, quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản cần phải được giao cho các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm 01 bản. Đối với những người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn cần phải được gửi cho cha mẹ và những người giám hộ của người đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
THAM KHẢO THÊM: