Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì các website bán hàng hay website thương mại điện tử xuất hiện rất phổ biển bởi tính tiện lợi của nó. Vậy giữa website bán hàng và website thương mại điện tử khác nhau như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt website bán hàng và website thương mại điện tử:
* Khái niệm:
– Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Như vậy, website TMĐT được tạo ra mà tất cả những hoạt động như trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng đều được thực hiện trên một trang website, website này không chỉ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn có giá trị là nơi quảng bá thương hiệu để khách hàng tìm kiếm, tăng sự uy tín với cộng động, bởi những mặt hàng được bán trên website TMĐT rất nhiều, đa dạng.
– Website bán hàng cũng có chức năng như một website thương mại điện tử nhưng quy mô nhỏ hơn, giao diện và tính năng được tối giản hơn so với website thương mại điện tử, mục đích của website bán hàng là giới thiệu sản phẩm, tại đó khách hàng và bên bán hàng có thể mua bán sản phẩm ngay trên website. Website này tập trung vào thông tin về sản phẩm và đặt hàng, thanh toán sản phẩm trên trang web, admin sẽ xác nhận thông tin đơn hàng và tiến hành giao hàng theo thông tin bạn đặt hàng.
* Về quy mô của website:
– Quy mô của web bán hàng thường nhỏ so với website thương mại điện tử, một website bán hàng thường chỉ tập trung về một lĩnh vực hoặc chỉ bán một sản phẩm như bán mỹ phẩm, bán quần áo trẻ em hoặc bán đồ điện tử…Ngược lại Website thương mại điện tử thì ngược lại đa dạng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ, có thể tích hợp nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm trên web chẳng hạn như shopee, amazon….
* Về tính năng của website:
– Vì trên website TMĐT bán nhiều mặt hàng, cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực vậy nên các tính năng của web thương mại điện tử được tích hợp nhiều hơn để đáp ứng cho sự đa dạng này. Còn web bán hàng thì tùy vào yêu cầu nhưng tính năng thường tối giản hơn.
* Về chi phí website:
– Website bán hàng thường chi phí thiết kế sẽ nhỏ hơn nhiều so với chi phí wbesite TMĐT.
* Về thời gian thiết kế website:
Vì website bán hàng với quy mô, giao diện, chức năng nhỏ hơn so với website TMĐT vì vậy thời gian để thiết kế website bán hàng cũng nhanh hơn rất nhiều so với thời gian thiết kế web thương mại điện tử.
* Về việc vận hành website:
Việc vận hành website bán hàng cũng tương đối đơn giản hơn so với việc vận hành của website TMĐT. Về nhân sự sẽ ít hơn, các công việc vận hành quản lý cũng ít hơn web TMĐT.
Như vậy, có thể nhận xét rằng website bán hàng thường đơn giản hơn so với website thương mại điện tử. Điểm khác biệt lớn nhất giữa website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT là: website thương mại điện tử chỉ bán duy nhất 1 loại hàng hoá, lĩnh vực hàng hoá của người bán, còn website cung cấp dịch vụ TMĐT cung cấp nhiều dịch vụ TMĐT và có nhiều người bán cùng nhiều mặt hàng. Nếu tổ chức chỉ cung cấp một vài mặt hàng, dịch vụ, kinh doanh trong một lĩnh vực, mô hình nhỏ, đặc trưng thì nên chọn website bán hàng và tạo sự thu hút khách hàng vào những điểm quan trọng. Việc xây dựng website bán hàng giúp giảm thiểu chi phí, như chi phí thuê nhân sự do những vấn đề phát sinh không nhiều, đơn giản, là bài toán khá tốt cho các doanh nghiệp vừa mới thành lập, chưa có nhiều chi phí vận hành. Ngược lại, Website thương mại điện tử thường có quy mô lớn và việc vận hành tương đối phức tạp, vì vậy chỉ khi Doanh nghiệp cung cấp đa dạng về mặt hàng, dịch vụ, có đủ tiềm lực về tài chính cho việc thiết kế và vận hành web TMĐT thì hãy cân nhắc lựa chọn loại hình website này.
2. Ưu nhược điểm của website bán hàng:
Hiện nay, sự phát triển về kinh tế cũng như công nghệ thông tin kéo theo việc bán hàng online rất phát triển. Cá nhân, tổ chức thường có xu hướng thiết kế một website bán hàng để thuận lợi cho người tiêu dùng truy cập mua bán online mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Theo đó việc xây dựng website bán hàng có những ưu điểm sau:
– Thứ nhất, Website bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh một cách nhanh chóng. Bởi lẽ khi chỉ tập trung vào một lĩnh vực, một sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ nhận ra các nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng tại nhiều khu vực và quốc gia khác nhau đối với sản phẩm – dịch vụ của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn và việc kinh doanh sẽ phát triển hơn.
– Thứ hai, khả năng tiếp cận đa dạng đối tượng mục tiêu do là mô hình bán hàng online, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với mọi đối tượng đang nảy sinh các nhu cầu, mong muốn thông qua internet. Nếu doanh nghiệp chỉ sở hữu hình thức cửa hàng vật lý truyền thống thì chỉ tiếp cận được một số đối tượng nhất định ở xung quanh khu vực đó.
– Thứ ba, ưu điểm của website bán hàng chính là khả năng hoạt động 24/7, người tiêu dùng có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi và có thể được nhận hàng tận nhà cực kỳ tiện lợi, phù hợp với những người bận rộn, khoảng cách xa cửa hàng,…mở rộng đối tượng khách hàng.
– Thứ tư, giúp tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp, giảm đáng kể chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả lương cho đội ngũ nhân viên bán hàng, …
Bên cạnh đó, website bán hàng cũng có những hạn chế chứ: bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của tội phạm mạng ảnh hưởng đến việc vận hàng web, để khách hàng tin tưởng sản phẩm được đăng trên website doanh nghiệp phải trải qua thời gian dài và tốn nhiều chi phí để phát triển thương hiệu, bởi lẽ mua hàng online người tiêu dùng không thể chạm vào sản phẩm để có thể tin tưởng được sản phẩm mình mua, cơ hội bán hàng nhiều thêm thì doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển đôi khi cũng trở thành nhược điểm của website bán hàng, thời gian giao hàng quá lâu ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Tóm lại, khi bạn cần xây dựng một website bán một hoặc một vài loại sản phẩm ở mô hình nhỏ và có đặc trưng riêng thì chọn “Website bán hàng”, tùy thuộc vào mục đích bán hàng và tình hình thực tế của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại Website bán hàng phù hợp.
3. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử:
Khi tham gia hoạt động thương mại điện tử, doanh nghiệp cần chú ý những hành vi, hoạt động bị cấm thực hiện như bán hàng giả, hàng cấm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức mạng lưới kinh doanh trái phép, lợi dụng danh nghĩa kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép, chưa đăng kí hay chưa được cấp giấy phép kinh doanh, các hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai lệch khi tiến hành các thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT,… hay xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá, chứng thực trong TMĐT.
– Những hành vi vi phạm về giao dịch trên website TMĐT như làm giả thông tin cá nhân/ tổ chức để hoạt động TMĐT, lừa đảo người dùng trên website TMĐT, can thiệp vào các hệ điều hành và trình duyệt mạng để bắt buộc người dùng lưu lại web trái với mong muốn của mình.
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm khác như đánh cắp, tiết lộ hay bán bí mật kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp hay thông tin của khách hàng khi chưa được phép, làm giả, copy giao diện website TMĐT của người khác để chuộc lợi hoặc gây mất uy tín, danh dự của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Những văn bản sử dụng trong bài viết: