Tranh chấp về việc nuôi con đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội ngày nay, do tòa án đã ra bản án và quyết định cho người mẹ có quyền trực tiếp nuôi con tuy nhiên người cha vẫn không chịu giao con cho vợ. Sẽ cần phải làm gì khi chồng cũ không chịu giao con cho vợ sau khi ly hôn?
Mục lục bài viết
1. Làm gì khi chồng cũ không chịu giao con cho vợ sau ly hôn?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về căn cứ cưỡng chế thi hành án. Theo đó, căn cứ để yêu cầu cưỡng chế thi hành án sẽ bao gồm các khía cạnh được ghi nhận tại Điều 70 của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022. Cụ thể như sau:
– Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền;
– Quyết định cưỡng chế thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp bản án hoặc quyết định đã tuyên bị cái biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và các trường hợp thi hành quyết định áp Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án.
Thực tế hiện nay thì có thể nói, pháp luật luôn luôn đề cao và khuyến khích quá trình thỏa thuận của các đương sự, kể cả trong giai đoạn thi hành án. Vì vậy khi bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, pháp luật luôn đề cao quá trình thỏa thuận của các bên trong quá trình thi hành đối với bản án và quyết định có hiệu lực đó. Đặc biệt là trong quan hệ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, hai bên vợ chồng cần phải ngồi lại để thỏa thuận với nhau sao cho thi hành một cách tự nguyện và hiệu quả nhất, việc tranh giành con cái luôn luôn mang lại những hệ lụy xấu cho cả gia đình, đặc biệt là những đứa con nhỏ, vì vậy cho nên nếu người mẹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án trao quyền nuôi con sau khi ly hôn mà người cha trên thực tế vẫn không chịu giao con cho người vợ, phù hợp với quy định trong bản án của tòa án, thì người mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau đã yêu cầu người chồng tuân thủ. Trước tiên, người vợ cần phải thuyết phục và cố gắng thương lượng với chồng cũ, để người chồng cũ tự nguyện giao con cho mình. Tuy nhiên sau quá trình tự nguyện thương lượng và thuyết phục nhưng vẫn không nhận được câu trả lời phù hợp, thi để có thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người mẹ cũng như đảm bảo quyền lợi cho đứa bé, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và tuân thủ đầy đủ quy định của bản án, người mẹ cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án. Quá trình cần phải thực hiện như sau:
Bước 1: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về việc người được thi hành án sẽ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình yêu cầu thì cần phải kèm theo bằng chứng và lý do chính đáng về việc người chồng cũng không chịu giao con cho vợ sau ly hôn.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn yêu cầu cưỡng chế thi hành án, người vợ sẽ nộp đơn tại cơ quan thi hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 120 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 thì cơ quan thi hành án sẽ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương để thuyết phục và khuyên răn người chồng cũ tự nguyện giao đứa trẻ cho người mẹ theo quyết định của tòa án, nếu như quá trình thỏa thuận với người chồng vẫn không đạt kết quả, vợ chồng vẫn không tự nguyện giao con cho người vợ thì sẽ tiến hành phạt tiền, mức phạt tiền hiện nay sẽ là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 64 của
Bước 3: Chấp hành viên căn cứ theo quy định của pháp luật để ra quyết định thi hành cưỡng chế. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022, khi hết thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được/hoặc người phải thi hành án được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án, tuy nhiên người phải thi hành án vẫn không chấp hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Sau đó, trước khi tiến hành hoạt động cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên theo quy định của pháp luật sẽ phải lập kế hoạch cưỡng chế căn cứ theo quy định tại Điều 72 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022, kế hoạch cưỡng chế sẽ bao gồm các nội dung chính như sau: Tên của người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế cần phải áp dụng là gì, thời gian áp dụng, địa điểm cưỡng chế, thời gian cưỡng chế, phương pháp tiến hành hoạt động cưỡng chế, yêu cầu về lực lượng tham gia vào quá trình cưỡng chế, dự trù chi phí để phục vụ cho hoạt động cưỡng chế.
Bước 4: Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đến cơ quan có thẩm quyền. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành án, các quyết định về thi hành án cần phải được gửi cho chủ thể có thẩm quyền đó là viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức hoạt động cưỡng chế thi hành án và các cơ quan và tổ chức khác có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động cưỡng chế căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022.
Bước 5: Thông báo về quá trình cưỡng chế thi hành án. Đồng thời thực hiện thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án;
Bước 6: Tiến hành cưỡng chế thi hành án, bắt một người chồng phải giao con cho người vợ theo bản án đã có hiệu lực.
Đồng thời, về vấn đề này, chúng ta cần phải tham khảo quy định tại Điều 120 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về vấn đề cưỡng chế do người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án hoặc quyết định của tòa án. Cụ thể như sau:
– Chấp hành biết là chúng ta có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc phải giao người chưa thành niên cho những người được nuôi dưỡng theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trước khi tiến hành hoạt động cưỡng chế giao người chưa thành niên cho những người được nuôi dưỡng, chấp hành viên sẽ phải phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương để thuyết phục các đương sự tự nguyện và tự giác thi hành án trên thực tế;
– Trong trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang có trách nhiệm trông giữ người chưa thành niên không tiến hành hoạt động do người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng theo bản án hoặc quyết định của tòa án, thì chấp hành viên sẽ phải ra quyết định phạt tiền, ấn định khoảng thời gian đó là trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định phạt tiền đó thì bắt buộc phải giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng. Tuy nhiên nếu hết thời gian đó mà vẫn không thực hiện thì chấp hành viên sẽ tiến hành hoạt động cưỡng chế, bắt buộc phải giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng, hoặc đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
2. Chồng cũ không chịu giao con cho vợ sau ly hôn có thể phạm tội gì?
Chồng cũng không chịu giao con cho vợ sau ly hôn thì chấp hành viên hoặc người mẹ có quyền làm đơn tố giác, đề nghị cơ quan điều tra khởi tố về tội không chấp hành án căn cứ theo quy định tại Điều 380 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, người nào có điều kiện tuy nhiên cố tình không chấp hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án, bác dù đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này tuy nhiên vẫn còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 02 năm.
Đồng thời, người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Có hành vi chống lại chấp hành viên hoặc chống lại những người đang thi hành công vụ;
– Có hành vi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và xạo quyệt để thực hiện hành vi phạm tội, tẩu tán tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó thì có thể nói, chồng cũ không chịu giao con cho vợ theo bản án sau khi ly hôn sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án, mức hình phạt cao nhất có thể phải chịu đó là phạt tù lên đến 05 năm. Việc đề nghị khởi tố người chồng là điều không mong muốn của bất cứ người vợ nào, kể cả đó là chồng cũ vì họ đã từng trải qua quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên trong trường hợp những đối tượng có hành vi ngoan cố và bất chấp quy định của pháp luật thì bắt buộc sẽ phải sử dụng biện pháp đó để đảm bảo tính răn đe, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho đứa trẻ và bảo đảm quyền lợi cho người vợ. Vì vậy có thể nói, khi đã có bản án và quyết định có hiệu lực của tòa án thì cần phải nghiêm chỉnh chấp hành, người chồng cần phải giao con cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng nếu như tòa án tuyên con theo mẹ. Nếu bản án hoặc quyết định đó không đúng quy định của pháp luật và nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì người chồng có thể thực hiện hoạt động kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, hoặc thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
3. Chồng có được phép ngăn cản vợ thăm con sau ly hôn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ thăm nom con sau ly hôn. Cụ thể như sau:
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ tôn trọng đầy đủ quyền của người con, người con đó sẽ được quyền chung sống với người trực tiếp nuôi dưỡng;
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người quan;
– Sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ và có quyền thăm nom con, không bị ai cản trở mọi hành vi cản trở đều sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật;
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con không được phép làm dụng quá trình tham quan để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ. Nếu có hành vi đó thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của người này.
Theo đó thì có thể nói, sau ly hôn, người chồng không được phép cản trở vợ thăm con.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 Luật Thi hành án dân sự.