Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự quy định về hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- 2 2. Ban hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- 3 3. Hoàn thiện và sửa đổi các quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến việc thực hiện quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
1. Sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự quy định về hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Hiện nay, “quyền bí mật đời tư” đã được sửa đổi thành “quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình”. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chính xác, khách quan và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để xác định, xử lý các hành vi xâm phạm cần phải sửa đổi điều luật này theo hướng:
Một là, đưa ra một định nghĩa cụ thể, xác định rõ thế nào là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình? Đây sẽ là cơ sở để xác định một thông tin cụ thể có được coi là thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hay không, là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền của cá nhân đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình khi quyền đó bị xâm phạm.
Hai là, xác định giới hạn và nhận diện những thông tin nào thuộc vào phạm vi “bất khả xâm phạm” của đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình?
Ba là, đối với các hành vi bị cấm thì nên bổ sung thêm hành vi tiêu hủy, làm mất thông tin của cá nhân.
Bốn là, bổ sung quy định về việc được phép thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin về đời tư của cá nhân nhưng nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Ban hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh chúng ta xây dựng và ban hành
Một là, cần giải thích rõ khái niệm để mọi người dễ dàng hiểu được thế nào là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Hai là, đối với những thông tin được coi là thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Văn bản hướng dẫn cần khái quát chung các đặc điểm liên quan đến thông tin được coi là thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Sau đó có thể có sự liệt kê một cách cụ thể, chỉ tiết các thông tin được coi thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Ba là, đối với các hành vi bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Cần xác định giới hạn của đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, trên cơ sở đó xác định rõ ràng, cụ thể các hành vi bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cũng như những hành vi không bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong những trường hợp cụ thể.
Bốn là, đối với các biện pháp bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Các biện pháp bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được mô tả chi tiết với những yêu cầu cụ thể liên quan đến việc áp dụng các biện pháp này để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể liên quan đến quyền bí mật đời tư.
3. Hoàn thiện và sửa đổi các quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến việc thực hiện quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên những biểu hiện cụ thể của quyền này lại có thể được liệt kê trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,
Chẳng hạn, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về các trường hợp được phép và không được phép cung cấp thông tin về người phạm tội trong cấp trích lục, sao bản án; về trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến người lao động hoặc cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước của bên sử dụng lao động, bên tuyển dụng; về trách nhiệm của cơ quan thuế, tổ chức tín dụng trong việc bảo mật các thông tin của người nộp thuế, thông tin của khách hàng, trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cũng cần có các quy định đảm bảo sự bảo mật đối với các thông tin của khách hàng, những người tham gia vào các giao dịch thông qua cơ sở dữ liệu, thông điệp điện tử. Trong trường hợp này, việc tiết lộ bí mật của khách hàng cho những người khác biết không chỉ đơn thuần là xâm phạm đến bí mật đời tư mà cần phải coi đó là hành vi phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản cũng cần có các quy định cụ thể để hạn chế đến mức tối đa các hành vi bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Ví dụ, trong việc khai thác thông tin, hình ảnh liên quan đến người thực hiện hành vi phạm tội hoặc “bị cho là thực hiện hành vi phạm tội”: Về nguyên tắc nếu chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Toà án thì một cá nhân vẫn được coi là chưa có tội, tuy nhiên nhiều trường hợp trước đó mọi thông tin, hình ảnh liên quan đến người này đã bị báo giới khai thác một cách triệt để, bất luận đó là thông tin gì liên quan đến người bị “cho là thực hiện hành vi phạm tội”. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện cụ thể của hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư…