Kinh doanh dịch vụ vận tải là một trong những phương thức thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đối với ô tô dưới 09 chỗ?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh vận tải đối với ô tô dưới 9 chỗ:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của
– Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch là quá trình cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ đường bộ để chuyên phục vụ cho khách du lịch theo chương trình du lịch tại các địa điểm du lịch và tại các khu du lịch;
– Các tổ chức và cá nhân kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải hành khách du lịch theo các loại hình kinh doanh nêu trên sẽ cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải, đáp ứng về quy chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đối với phương tiện vận tải, đáp ứng đầy đủ điều kiện của người điều khiển phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải, nhân viên phục vụ trên phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải, các trang thiết bị và chất lượng dịch vụ đối với hành khách trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sẽ quy định cụ thể về điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện, các trang thiết bị và chất lượng dịch vụ đối với hành khách trên phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách sau khi đã xin ý kiến của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Theo đó thì có thể nói, để có thể kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, trong đó có loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi, thì cần phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư
– Phương tiện ô tô cần phải đảm bảo đầy đủ các quy định về chất lượng và an toàn kĩ thuật, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Phương tiện ô tô cần phải gắn đầy đủ các trang thiết bị giám sát hành trình trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng đường bộ theo quy định của pháp luật;
– Phương tiện ô tô đó cần phải được niêm yết đầy đủ tất cả các thông tin theo quy định của pháp luật, bên cạnh giường nằm thì cần phải có bản hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông đường bộ và phương án thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ giao thông vận tải;
– Xe ô tô trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch cần phải đảm bảo yêu cầu về nội thất và tiện nghi. Cụ thể như sau;
+ Đối với phương tiện ô tô được xác định là phương tiện dưới 09 chỗ thì cần phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, các dụng cụ y tế sơ cứu cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp, thùng chứa đồ uống, túi thuốc dự phòng cho khách, dụng cụ thoát hiểm trong trường hợp xảy ra sự cố, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của người lái xe;
+ Đối với phương tiện từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, thì ngoài các trang thiết bị nêu trên còn phải kèm theo trang thiết bị đó là rèm cửa chống nắng cho khách hàng, bản hướng dẫn an toàn trong quá trình lưu thông, thùng chứa rác;
+ Đối với phương tiện là xe ô tô từ 24 chỗ trở lên, ngoài các trang thiết bị nêu trên thì còn phải bổ sung thêm trang bị đó là micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch, có vị trí dành riêng cho người cao tuổi và những người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, kinh doanh dịch vụ vận tải đối với phương tiện ô tô dưới 09 chỗ cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Đảm bảo quy định về an toàn chất lượng kĩ thuật và bảo vệ môi trường;
– Được gắn các trang thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật;
– Được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật, bên phải giường nằm của khách hàng cần phải có bản hướng dẫn cho khách hàng về an toàn giao thông và phương án thoát hiểm khi xảy ra sự cố;
– Các trang thiết bị cần phải bố trí bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, túi thuốc dự phòng, các dụng cụ y tế sơ cứu trong trường hợp cần thiết, các dụng cụ thoát hiểm khi xảy ra sự cố, tên và số điện thoại của chủ phương tiện gắn ở vị trí phía sau ghế của lái xe.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải đối với ô tô dưới 9 chỗ:
Quá trình đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải đối với ô tô dưới 09 chỗ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải bằng ô tô, đường bộ;
– Bản sao y của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tuy nhiên không được vượt qua khoảng thời gian 06 tháng;
– Bản sao y có thực hiện hoạt động chứng thực đối với văn bằng và chứng chỉ của những người điều khiển phương tiện vận tải;
– Phương án kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô theo mẫu do pháp luật quy định;
– Biên bản nghiệm thu về việc đã lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện;
– Giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về bảo vệ môi trường và an toàn kĩ thuật trong quá trình vận hành;
– Thiết bị lắp đặt để liên lạc với trung tâm điều hành và các phương tiện khác đã thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền;
– Thông tin cá nhân của giám đốc, tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Các văn bản khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nơi đơn vị đó đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết hồ sơ là trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở giao thông vận tải sẽ cấp giấy phép cho đơn vị nếu nhận thấy hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp điều chỉnh thì sẽ yêu cầu bổ sung. Trong trường hợp nhận thấy không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đối với ô tô thì sẽ ra văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do chính đáng
3. Cá nhân kinh doanh vận tải đối với ô tô dưới 9 chỗ có quyền và nghĩa vụ gì?
Cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải đối với ô tô sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản. Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch. Cụ thể bao gồm:
– Vận tải hành khách du lịch theo hợp đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình vào theo tuyến đường phù hợp, cố định;
– Tiến hành hoạt động mua bảo hiểm cho khách du lịch theo các phương tiện vận tải;
– Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình khai thác và sử dụng các phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách;
– Gắn biển hiệu vận tải hành khách du lịch ở nơi dễ dàng nhận biết trên phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải.
Theo đó, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 42/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.