Đôi nét về thực trạng bình thực hiện chính sách đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, lao động nữ chiếm một nửa thị trường lao động. Có đến 73% trong tổng số phụ nữ tham gia vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp vào kinh tế quốc gia. Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, việc ban hành
Việt Nam cũng đã tiếp thu nhiều khuyến nghị được đưa ra từ ILO và các tổ chức quốc tế khác nhằm sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nói riêng. Một số luật, bộ luật, nghị định, thông tư được sửa đổi, thay thế hoặc ban hành mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như quy chuẩn của các công ước quốc tế.
Nhiều chính sách mới được ban hành mang tính đột phá và được tổ chức Lao động quốc tế ILO đánh giá cao. Chẳng hạn,
Bên cạnh việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật, Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện và bổ sung thêm các cơ chế nhằm đảm bảo việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
– Cơ chế giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:
Theo quy định tại điều 8 luật Bình đẳng giới và Nghị định số 70/2008 của Chính phủ, các cơ quan hiện nay được giao thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới bao gồm 04 cơ quan:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đã tổ chức và kiện toàn các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Như vậy, cùng với Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ thì hệ thống các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được xây dựng theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, có trách nhiệm tham mưu cơ quan quản lý nhà nước thực hiện xây dựng, tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Bên cạnh đó, các ban này cũng có trách nhiệm hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đến công chức, người lao động thuộc các cơ quan nhà nước; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp chức thực hiện chương trình công tác năm, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra; trách nhiệm thực hiện báo cáo tổng kết, sơ kết và đánh giá về mức độ bình đẳng giới trên địa bàn.
– Xử phạt vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 về Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới nói chung trong mọi lĩnh vực. Trong đó tại điều 8 của Nghị định này quy định về hình thức và mức độ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật; Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. Đồng thời quy định một biện pháp khắc phục hậu quả duy nhất đó là buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại.
Về thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các vi phạm về bình đẳng giới thì hiện nay pháp luật quy định 04 chủ thể có thẩm quyền áp dụng xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội; Thanh tra chuyên ngành khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng. Riêng trong lĩnh vực lao động, hiện nay, cơ quan chủ yếu tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động và xử lý các vi phạm liên quan đến bình đẳng giới là các Thanh tra lao động thuộc Bộ lao động và Thanh tra lao động thuộc các Sở Lao động thương binh và xã hội được thành lập ở 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, để được cơ quan này tiếp nhận giải quyết, thì nội dung khiếu nại phải được người sử dụng giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hiệu giải quyết khiếu nại nhưng không được giải quyết.
Điều này cũng gây ra một số e ngại cho người lao động khi thực hiện quyền khiếu nại hợp pháp của mình do lo sợ bị trù dập hoặc ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong công việc.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính riêng trong năm 2016, cơ quan này đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại một số địa phương và việc chấp hành các quy định về bình đẳng giới tại 121 doanh nghiệp trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên các cuộc thanh tra và kiểm tra này đều chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới mà không có vi phạm nào bị phát hiện hoặc xử lý. Đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, các Bộ, ngành, địa phương cũng báo cáo không nhận được vụ việc nào có nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới.
– Ngân sách cho hoạt động thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:
Chính phủ Việt Nam dành một phần ngân sách thường niên cho việc bình đẳng giới. Ngân sách này được phân bổ cho 12 động chính như sau :
+ Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chi hoạt động phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về lĩnh vực bình đẳng giới và hoạt động vì Sự tiến bộ của phụ nữ;
+ Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;
+ Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ; hội nghị biểu dương, tôn vinh phụ nữ và các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới.
+ Tổ chức tập huấn về giới, lồng ghép giới; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Hoạt động kiểm tra thực hiện Chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; chi khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về bình đẳng giới.
+ Kinh phí chi trả cho việc làm đêm, thêm giờ. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối cán bộ, công chức, viên chức.
+ Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ.
+ Hoạt động kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Các hoạt động khác vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Mặc dù vậy, ngân sách Chính phủ dành ra cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới còn rất thấp. Kinh phí thực hiện các Chiến lược, Kế hoạch triển khai, các địa phương phải tự bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, đề án và các nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế, huy động từ xã hội, cộng đồng. Chính vì vậy nên có sự chênh lệch về mức chi cho bình đẳng giới ở các địa phương. Ngoài ra, hầu hết chi cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở hiện nay còn chưa tương xứng với tình hình kinh tế xã hội.
Việt Nam đã có nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, từng tỉnh thành, từng địa phương đều đưa ra các chương trình, kế hoạch cụ thể để giúp đỡ phụ nữ trong khu vực. Đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, bên cạnh sự hỗ trợ về mặt chính sách, một số địa phương cũng đã thực hiện các chương trình cụ thể để tăng giá trị bản thân cho phụ nữ, như các chương trình khuyến học đối với phụ nữ, chương trình tài trợ cho trẻ em gái đi học, gắn vấn đề bình đẳng giới với xóa đói giảm nghèo. Nhiều diễn đàn trao đổi về bình đẳng giới nhằm xóa bỏ định kiến giới đã được tổ chức và đạt hiệu quả cao trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về bình đẳng giới. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các diễn đàn trao đổi quốc tế để có thể học tập thêm kinh nghiệm về thúc đẩy bình đẳng giới, gần đây nhất là hội thảo trực tuyến về “Bình đẳng giới ASEAN/EU: Thực trạng và quan điểm” do Nghị viện Liên minh Châu Âu phối hợp với Ban Thư ký Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) tổ chức.
Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động tương đối đồng bộ cũng như và các cơ chế bảm đảm việc thực thi và giám sát bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động . Tuy nhiên do những trở ngại về bối cảnh văn hoá, kinh tế, xã hội việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cũng còn những hạn chế nhất định.