Công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm là những công việc có khả năng và có nguy cơ cao gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của người lao động trong quá trình làm việc. Vậy công nhân may có được hưởng phụ cấp độc hại hay không?
Mục lục bài viết
1. Công nhân may có được phụ cấp độc hại không?
Ngày 12 tháng 11 năm 2020, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
Theo đó, tại mục X của Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có quy định về nhóm ngày “da giày, dệt may”, tại thứ tự số 22 có tên nghề là “vận hành máy may công nghiệp mới được coi là nghề nặng nhọc độc hại”.
Cụ thể như sau:
Số thứ tự | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
| Điều kiện lao động loại IV | |
1 | Xì formon vào da sơn xì da | Làm việc trong buồng kín, trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao. |
2 | Thuộc da bằng tanin và da bằng crôm | Công việc thủ công, công việc nặng nhọc, có nơi làm việc bẩn thỉu, nơi làm việc của người lao động hôi thối có nhiều loại vi khuẩn, nhiều loại nấm gây bệnh và hoá chất độc (hay còn được gọi là crôm). |
3 | Bảo quản, sơ chế, pha chặt da tươi | Công việc thủ công, công việc nặng nhọc, nơi làm việc của người lao động chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu, hôi thối, tỉ lệ nấm và vi khuẩn gây bệnh rất cao cho người lao động. |
4 | Dán da bằng cồn làm gông, đai | Công việc thủ công, người lao động tiếp xúc với hoá chất độc, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
5 | Đứng máy kéo sợi con | Khi làm việc người lao động phải đi lại nhiều, người lao động có khả năng bị ảnh hưởng của bụi, nóng và ồn cao. |
6 | Đứng máy dệt thoi | Người lao động phải đi lại nhiều, người lao động chịu ảnh hưởng của bụi bông, nóng và ồn cao. |
7 | Vận hành máy cung bông và máy chải cúi. | Công việc của người lao động nặng nhọc, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn. |
8 | Vận hành dây chuyền sợi. | Người lao động phải ứng và đi lại suốt ca làm việc, người lao động phải chịu tác động nóng, bụi và ồn. |
9 | Vệ sinh máy chải, dây chuyền sợi, dệt, nhuộm. | Công việc của người lao động là loại thủ công, tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của nóng, bụi, dầu mỡ. |
10 | Đổ sợi cho máy sợi con, máy se. | Người lao động phải đi lại nhiều, công việc của người lao động đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của ồn và bụi. |
11 | Vận hành máy hồ sợi dọc. | Công việc của người lao động nặng nhọc, nguy hiểm, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn. |
12 | Vận hành máy dệt kiếm. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn và bụi. |
13 | Vận hành máy sấy văng, máy sấy cuộn vải. | Công việc của người lao động là nặng nhọc, tư thế lao động của người lao động là gò bó, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn và các hoá chất độc. |
14 | Vận hành máy đốt lông, nấu tẩy vải bằng NaOH, Cl2. | Công việc của người lao động nặng nhọc, tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của hoá chất độc. |
15 | Vận chuyển kiện bông, kiện vải, trục sợi, trục vải, hoá chất, thuốc nhuộm. | Công việc của người lao động thủ công rất nặng nhọc, người lao động phải chịu tác động của bụi, hoá chất độc. |
16 | Vận hành máy giặt, nhuộm liên hợp. | Người lao động phải hịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc. |
17 | Vận hành máy in hoa trên trục, trên lưới. | Người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc. |
18 | Vận hành máy cào lông. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn và bụi nồng độ rất cao. |
19 | Nhuộm, hấp len, sợi tổng hợp. | Người lao động phải chịu tác động của nóng và các hoá chất tẩy, nhuộm. |
20 | Dệt len thủ công. | Công việc của người lao động nặng nhọc, đơn điệu, tư thế lao động của người lao động gò bó, chịu tác động của bụi. |
21 | Giặt, tẩy, mài quần bò. | Người lao động phải chịu tác động của nóng, bụi và hoá chất độc. |
22 | Vận hành máy may công nghiệp. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, công việc của người lao động đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mọi thần kinh tâm lý. |
23 | Sửa chữa máy sợi, dệt, nhuộm tại phân xưởng. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải tiếp xúc với dầu mỡ, người lao động phải chịu tác động của nóng, ồn, bụi và hoá chất độc. |
24 | Đúc chì chân kim. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của nóng và hơi chì. |
25 | Mài ống côn giấy. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao. |
26 | Vận hành, cấp nguyên liệu cho máy tách hạt, máy cán bông. | Tư thế lao động của người lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của tiếng ồn và bụi bông vượt tiêu chuẩn cho phép. |
27 | Đóng hạt thủ công. | Công việc của người lao động nặng nhọc, người lao động phải chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn. |
28 | Vận hành máy ép đóng kiện bông. | Người lao động phải đứng và đi lại suốt ca làm việc, người lao động phải chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. |
29 | Bốc bông hồi lại trong dây chuyền sợi, dệt. | Công việc của người lao động nặng nhọc, người lao động phải chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. |
30 | Vận hành máy suốt, bốc suốt, bỏ suốt (tiếp suốt). | Người lao động phải đứng và đi lại suốt ca làm việc, công việc của người lao động đơn điệu, nhịp điệu lao động cao; người lao động phải chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. |
31 | Vận hành máy cửi, mắc sợi. | Công việc của người lao động đơn điệu, người lao động phải tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn. |
32 | Xe sợi len. | Người lao động phải chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn. |
33 | Tỉa, sửa thảm len. | Công việc của người lao động cần tỉ mỉ, tập trung thị giác cao, người lao động phải chịu tác động của bụi. |
34 | Vận hành máy đảo sợi, xe con sợi. | Người lao động phải đứng và đi lại nhiều, người lao động phải chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn. |
35 | Đổ sợi cho máy thô. | Người lao động phải đi lại suốt ca, công việc của người lao động đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao. |
36 | Bốc sợi máy ống. | Người lao động phải đứng và đi lại suốt ca, người lao động phải chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao. |
38 | Vận hành máy dệt kim tròn. | Người lao động phải chịu tư thế lao động gò bó, người lao động phải chịu tác động của bụi bông và nóng. |
39 | Nối gỡ, nối trục máy dệt. | Người lao động phải đứng và đi lại suốt ca làm việc, người lao động phải chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao. |
40 | Vận hành máy mắc, máy hồ vải, sợi trong dây chuyền dệt. | Công việc của người lao động là nặng nhọc, người lao động phải chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao. |
Theo đó thì có thể nói, nếu chỉ là một công nhân may đơn thuần thì sẽ không phù hợp với chức danh được hưởng phụ cấp độc hại căn cứ theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy, chức danh công nhân may công nghiệp sẽ không được coi là chức danh của nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại.
Trong lĩnh vực may mặc, nếu công nhân may đó trực tiếp tiến hành hoạt động vận hành máy may công nghiệp, thì đó mới được coi là nghề nặng nhọc độc hại, công nhân may trực tiếp vận hành máy may công nghiệp mới có thể được hưởng phụ cấp độc hại. Còn đối với các công nhân may thông thường thì sẽ không được hưởng phụ cấp độc hại.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm công việc độc hại nguy hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Cụ thể như sau:
– Nghề và các công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, nghề và các công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại và nguy hiểm sẽ được phân loại dựa trên quá trình căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi ngành nghề và mỗi công việc nhất định;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ ban hành danh mục nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, và nghe, công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại nguy hiểm sau khi tham khảo ý kiến của Bộ y tế, quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động;
– Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề vào các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, nghề và các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, người sử dụng lao động làm nghề và các công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cần phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
3.Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc độc hại nguy hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 149 của
– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để giao kết nhiều lần
– Khi người lao động cao tuổi đang trong thời gian nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, mà làm việc theo
– Không được phép sử dụng người lao động cao tuổi làm các ngành nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động cao tuổi, ngoại trừ những trường hợp người sử dụng lao động đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động;
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động về nguyên tắc sẽ không được phép sử dụng người lao động cao tuổi để làm những ngành nghề đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động cao tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn cho người lao động thì công ty đó có thể sử dụng người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.