Phụ cấp lương là một trong những chế độ đãi ngộ mà pháp luật dành cho người lao động, công chức, viên chức, cán bộ. Vậy phó bí thư chi bộ hiện nay có được hưởng phụ cấp hay không?
Mục lục bài viết
1. Phó Bí thư chi bộ có được hưởng phụ cấp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có quy định cụ thể về hiệu lực thi hành của nghị định này. Theo đó có quy định về việc, áp dụng việc thực hiện các chế độ và chính sách quy định tại nghị định số 33 đối với các bí thư, Phó bí thư chi bộ nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã như bí thư, phó bí thư đảng ủy cấp xã, những chủ thể được xác định là thường trực đảng ủy nơi không có Phó bí thư chuyên trách công tác trong lĩnh vực đảng như phó bí thư đảng ủy cấp xã.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, Phó bí thư chi bộ theo quy định của pháp luật vẫn sẽ được hưởng các loại phụ cấp, trong đó có phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh và phụ cấp thâm niên vượt khung.
Cụ thể, các loại phụ cấp mà Phó bí thư chi bộ được hưởng như sau:
Thứ nhất, phụ cấp thâm niên vượt khung. Phụ cấp thâm niên vượt khung hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 18 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó thì các cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 16 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, sẽ được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung về chế độ tiền lương, trong đó có phó bí thư chi bộ.
Thứ hai, phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã. Cán bộ cấp xã căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở. Cụ thể như sau:
– Bí thư Đảng ủy sẽ được hưởng 0,30% mức lương cơ sở;
– Phó bí thư đảng ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ được hưởng 0,25% mức lương cơ sở;
– Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân sẽ được hưởng 0,20% mức lương cơ sở;
– Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ và chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội cựu chiến binh sẽ được hưởng 0.15% mức lương cơ sở.
Theo đó thì có thể nói, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của phó bí thư chi bộ cấp xã hiện nay là 0,3% mức lương cơ sở, và mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Vì vậy phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Bí thư chi bộ là: 1,8 triệu đồng x 0,3% = 540.000 đồng/tháng.
Thứ ba, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ và chức danh hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 20 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, người kiêm nhiệm chức vụ sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương. Đối với các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố thì theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
2. Phó Bí thư chi bộ ở thôn có được hưởng phụ cấp hàng tháng không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có quy định về những người không hoạt động chuyên trách ở thôn và tổ dân phố. Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố sẽ có không vượt quá 03 chức danh, có thể kể đến bao gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, đồng thời những người hoạt động không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác thì sẽ thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật đó. Nhà nước hiện nay khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận của thôn/tổ dân phố.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn chỉ có đối đa 03 chức danh đó là:
– Trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố;
– Bí thư chi bộ;
– Trưởng ban mặt trận công tác.
Đồng thời theo quy định của pháp luật, ngoài các chức danh nêu trên, những chức danh khác đều là những người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn và tổ dân phố. Vì vậy cho nên, chức danh phó bí thư chi bộ ở cấp thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật sẽ không phải là những người hoạt động chuyên trách ở thôn, phó bí thư chi bộ ở thôn chỉ là những người trực tiếp tham gia hoạt động của thôn.
Theo đó thì có thể nói, Phó bí thư chi bộ thôn sẽ không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, mà phó bí thư chi bộ chỉ có thể được hưởng hỗ trợ hàng tháng.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, mức hỗ trợ hàng tháng đối với phó bí thư chi bộ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình văn bản lên hội đồng nhân dân cùng cấp để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong quá trình đưa ra quyết định cần phải căn cứ vào những yếu tố sau:
– Quỹ phụ cấp được ngân sách khoán cho mỗi thôn, tổ dân phố;
– Nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình cải cách tiền lương của mỗi địa phương;
– Quy định của pháp luật có liên quan;
– Đặc thù và tình hình nhất định ở từng thôn, tổ dân phố.
3. Nội dung cải cách về việc sẽ có mức lương mới thống nhất cho mỗi loại chức vụ lãnh đạo tương đương:
Căn cứ theo
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống bảng lương mới phù hợp với vị trí việc làm, vị trí chức danh và chức vụ lãnh đạo, thay thế cho hệ thống bảng lương đang hiện hành, đồng thời cần phải chuyển sếp lương cũ sang lương mới phù hợp với tình hình thực tế, cần phải đảm bảo không được thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Trong đó, cần phải quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương. Không được phân loại bộ, ban, ngành, ủy ban và tương đương ở cấp trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở cấp trung ương, không được phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng một chức danh lãnh đạo theo phân loại của đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ chính trị quyết định sau khi đã nhận được báo cáo của ban chấp hành trung ương.
Theo đó thì có thể nói, đã có nội dung cải tiến về việc sẽ có mức lương mới thống nhất cho mỗi loại chức vụ lãnh đạo tương đương. Như vậy, khi thực hiện hoạt động cải cách tiền lương, đối với mỗi loại chức vụ lãnh đạo tương đương sẽ có một mức lương mới. Đối với cùng chức danh lãnh đạo thì sẽ không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau theo phân loại hành chính mà cần phải thực hiện chế độ phụ cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
– Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.