Đăng ký sáng chế quốc tế là một giải pháp mà tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn để bảo hộ sáng chế của mình, tránh tình trạng sử dụng trái phép ở các quốc gia khác. Vậy thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT:
1.1. Thế nào là đơn PCT?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP đơn PCT được hiểu là đơn đăng ký sáng chế được nộp theo Hiệp ước PCT.
Hiệp ước PCT là một Hiệp ước quan trọng với sự tham gia của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Hệ thống này cho phép cá nhân và doanh nghiệp từ các quốc gia tham gia nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại mọi quốc gia thành viên của PCT chỉ cần sử dụng một tờ khai duy nhất.
Sử dụng đơn PCT để đăng ký sáng chế quốc tế mang lại ưu điểm là công dân của các quốc gia thành viên có thể được bảo hộ từ nhiều quốc gia một cách hiệu quả mà không cần phải dành thời gian để nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia riêng lẻ.
Việt Nam đã tham gia Hiệp ước PCT từ khá sớm. Điều này vừa giúp cho cá nhân và tổ chức Việt Nam trong việc đăng ký sáng chế quốc tế một cách thuận lợi hơn vừa đóng góp vào tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia thành viên của Hiệp ước PCT.
1.2. Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam:
* Thành phần hồ sơ:
Các thành phần của hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:
– Bản sao đơn quốc tế. Nếu yêu cầu này được đưa ra vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế, người nộp đơn cần nộp một bản sao của đơn quốc tế đã được nộp trước đó;
– Hai tờ khai đăng ký sáng chế: Đây là các biểu mẫu chứa thông tin chi tiết về sáng chế, bao gồm tên sáng chế, phạm vi ứng dụng, mô tả kỹ thuật và người đăng ký;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí. Nộp bản sao chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc qua dịch vụ bưu chính;
– Bản dịch ra tiếng Việt của bản tóm tắt và bản mô tả trong đơn quốc tế. Nếu đơn quốc tế đã được nộp ban đầu hoặc được công bố, cần nộp bản dịch của bản gốc nộp ban đầu hoặc bản công bố. Cần nộp cả bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước PCT;
– Giấy uỷ quyền. Nếu cá nhân, tổ chức nộp đơn PCT thông qua đại diện thì cần có
* Trình tự thực hiện:
Quá trình thực hiện đăng ký bằng sáng chế gồm các bước sau theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký sáng chế có thể nộp thông qua hai cách. Cách 1: nộp trực tiếp tại trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội và cách 2: nộp qua bưu điện đến Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Ở giai đoạn này, đơn sẽ được kiểm tra về hình thức và tính tuân thủ các quy định liên quan đến đơn đăng ký. Thông qua kết quả kiểm tra này sẽ xác định được tính hợp lệ của đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế.
Cục Sở SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ nếu đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế được xác định là hợp lệ.
Cục SHTT sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn đồng thời nêu rõ lý do và thiếu sót dẫn đến việc đơn bị từ chối nếu đơn không hợp lệ. Người nộp đơn sẽ có thời hạn 02 tháng để phản hồi hoặc sửa chữa các thiếu sót. Nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối, hoặc ý kiến phản đối không xác đáng hoặc không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế
Đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế sau khi được chấp nhận sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế
Thẩm định nội dung đơn đăng ký sẽ được tiến hành khi có yêu cầu. Bước thẩm định nội dung đơn này nhằm xác định khả năng bảo hộ của sáng chế được nêu trong đơn đăng ký, dựa trên các yếu tố như trình độ sáng tạo, tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Phạm vi bảo hộ tương ứng sẽ được xác định theo kết quả thẩm định.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp sáng chế nêu trong đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp sáng chế nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn đã nộp đầy đủ và đúng hạn phí, lệ phí, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế, đồng thời thực hiện công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.
1.3. Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam:
* Thành phần hồ sơ:
Đối với trường hợp đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam, thành phần hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Ba bản đơn quốc tế có nguồn gốc từ Việt Nam, ngôn ngữ bằng tiếng Anh. Đây là yêu cầu cần tuân thủ để đảm bảo sự hiệu quả và nhất quán trong việc xem xét và bảo vệ sáng chế.
– Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí. Bản sao chứng từ này sẽ được yêu cầu cung cấp nếu người nộp đơn nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính để nộp phí và lệ phí. Điều này bảo đảm tính minh bạch và chính xác trong việc ghi nhận việc nộp phí và lệ phí.
* Trình tự thực hiện:
Quá trình thực hiện đăng ký bằng sáng chế đối với trường hợp này bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Người nộp đơn có thể nộp đơn theo hai cách sau: Cách 1: nộp trực tiếp tại trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội hoặc cách 2: gửi đơn qua bưu điện đến Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Xử lý đơn
Ở giai đoạn này, Cục SHTT thực hiện các công việc sau khoản 27 Mục 1 Chương 1 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN:
– Xác định xem sáng chế yêu cầu bảo hộ có thuộc diện bí mật quốc gia hay không.
– Thông báo đến người nộp đơn về các khoản phí và lệ phí cần phải nộp và các hình thức thanh toán.
– Gửi một bộ hồ sơ của đơn quốc tế có nguồn gốc từ Việt Nam cho Văn phòng quốc tế. Bản sao này cung cấp các thông tin cần thiết về đơn đăng ký và được gửi đến Văn phòng quốc tế để tiến hành xem xét và thẩm định.
– Gửi một bản tra cứu của đơn quốc tế có nguồn gốc từ Việt Nam cho cơ quan tra cứu quốc tế. Bản sao này được gửi để thực hiện tra cứu và đánh giá tính độc nhất của đối tượng đăng ký bằng sáng chế trong ngữ cảnh quốc tế.
2. Điều kiện đăng ký sáng chế quốc tế:
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền Đăng ký bằng sáng chế quốc tế:
-
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, vật chất cho tác giả sáng chế dưới hình thức thuê, giao việc;
-
Tác giả tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình;
-
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì phải có sự đồng ý của tất cả các cá nhân, tổ chức đó mới được đăng ký.
3. Các hình thức đăng ký sáng chế quốc tế:
Tổ chức, cá nhân muốn tiến hành đăng ký sáng chế quốc tế có thể lựa chọn các phương thức sau:
- Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent (hiệp ước PCT).
- Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các nước thành viên của Công ước trước thì khi nộp đơn đăng ký tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế này sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia nộp đơn đăng ký.
-
Nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia: Chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đăng ký bảo hộ. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế này sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia nộp đơn đăng ký.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 2 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số