Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là một trong những thủ tục bắt buộc khi tiến hành hoạt động thẩm định nội dung, nhằm mục đích đánh giá kiểu dáng công nghiệp có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không. Dưới đây là một số cách hướng dẫn tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay có nhiều cách thức để tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp. Có thể tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp tại cơ sở dữ liệu của cơ quan có thẩm quyền đó là Viện khoa học sợi hữu trí tuệ hoặc có thể tra cứu kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Mỗi cách tra cứu khác nhau sẽ có các bước thực hiện khác nhau. Có thể hướng dẫn cụ thể cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp như sau:
Thứ nhất, tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp tại cơ sở dữ kiệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ:
Bước 1: Truy cập vào cơ sở dữ kiệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau: https://ipplatform.gov.vn/.
Bước 2: Chọn mục Tra cứu thông tin.
Bước 3: Chọn mục Kiểu dáng công nghiệp.
Bước 4: Nhập “từ khoá”, sau đó ấn vào mục “tra cứu”.
Bước 5: Xem kết quả.
Thứ hai, tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp tại cơ sở dữ kiệu của Cục sở hữu trí tuệ:
Bước 1: Truy cập vào cơ sở dữ kiệu của Cục sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/.
Bước 2: Chọn mục kiểu dáng công nghiệp.
Bước 3: Nhập đầy đủ tất cả ccá thông tin liên quan về kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu tại mục “tên”, có thể tích chọn thêm các trường ở góc bên trái.
Bước 4: Ấn vào nút tra cứu để tìm kiếm kết quả.
Bước 5: Xem kết quả tra cứu.
Tùy từng trường hợp khác nhau, có thể lựa chọn một trong 02 cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp trên đây để tra cứu sao cho dễ dàng, thuận lợi nhất.
2. Sự cần thiết của việc tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể nói, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được thực hiện thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về kiểu dáng công nghiệp, theo đó thì kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu kiểu dáng công nghiệp đó đáp ứng được các điều kiện chung như sau: Có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghệ.
Theo đó thì có thể nói, kiểu dáng công nghiệp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện luật định có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền. Kiểu dáng công nghiệp trên thực tế không đương nhiên được bảo hộ, chủ giả hiệu kiểu dáng công nghiệp bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ để có thể được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp đó. Vì vậy, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, hoạt động tra cứu kiểu dáng công nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để xem xét xem, kiểu dáng công nghiệp đó có đáp ứng điều kiện để đăng ký bảo hộ hay không. Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan không có yêu cầu bắt buộc người nộp đơn cần phải thực hiện hoạt động tra cứu kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và người nộp đơn cũng không nên bỏ qua hoạt động tra cứu này. Có thể kể đến một số sự cần thiết và vai trò của việc tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp như sau:
– Tránh xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của các chủ thể khác;
– Đánh giá khả năng bảo hộ của các kiểu dáng công nghiệp trên thực tế;
– Phản đối việc cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật, kể cả sau khi đã được cấp văn bằng;
– Tránh được các chi tiết không cần thiết cho quá trình nghiên cứu đối với các kiểu dáng công nghiệp;
– Xác định và đánh giá công nghệ để có thể mua bán, chuyển giao kiểu dáng công nghiệp cho các chủ thể khác;
– Xác định các công cụ, các công nghệ thay thế cho kiểu dáng công nghiệp, là một trong những cơ sở để tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm sáng tạo cho việc tiếp tục đổi mới kiểu dáng công nghiệp, tìm kiếm các đối tác kinh doanh trên thị trường;
– Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong hiện tại và trong tương lai;
– Tìm kiếm thị trường thích hợp, lựa chọn kiểu dáng công nghiệp đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng hoặc chuyển giao công nghệ, chuyển giao bí quyết sản xuất.
3. Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc phải tra cứu khi tra cứu kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những chế định vô cùng quan trọng của luật sở hữu trí tuệ. Theo như phân tích nêu trên, để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì kiểu dáng công nghiệp đó trước hết cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện luật định. Để có thể xem xét kiểu dáng công nghiệp mà mình đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có chung lẫn hoặc đáp ứng đầy đủ điều kiện để được bảo hộ hay không, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cần phải học cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp đó tại nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cần phải lưu ý về các nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc phải tra cứu khi họ thực hiện hoạt động tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Pháp luật không quy định bắt buộc các chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động tra cứu kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, các chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không thể bỏ qua. Nhìn chung, trong quá trình thẩm định nội dung, các thẩm định viên khi tiến hành hoạt động tra cứu thông tin liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, cần phải tiến hành hoạt động tra cứu trong các nguồn bắt buộc sau đây:
– Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật, có ngày công bố đơn sớm hơn ngày nộp đơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ngày ưu tiên trong đơn;
– Các văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã được công bố trong khoảng thời gian 25 năm trước ngày nộp đơn, hoặc ngày ưu tiên của đơn, được lưu giữ trong hồ sơ dữ liệu kiểu dáng công nghiệp hiện có tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ;
– Các thông tin khác có liên quan đến kiểu dáng công nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ thu thập và lưu giữ theo quy định của pháp luật;
– Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn vào ngày ưu tiên của đơn, dùng để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên;
– Trong trường hợp cần thiết, nếu có thể thực hiện được, được cha cứu sẽ được mở rộng hơn so với các nguồn thông tin nêu trên. Cơ sở dữ liệu điện tử và kiểu dáng công nghiệp truy cập được trên các website của các tổ chức hoặc các cơ quan, bộ ban ngành khác có liên quan, có thể kể đến như Viện khoa học sở hữu trí tuệ hoặc Cục Sở hữu trí tuệ.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tu