Bảng phân loại sáng chế quốc tế (International Patent Classification - IPC) được xây dựng trên cơ sở Thoả ước Strasbourg năm 1971 và hiện do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý. Vậy, Bảng phân loại IPC này có cấu trúc như nào và cách thức sử dụng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu của bảng phân loại quốc tế về sáng chế:
Hệ thống phân loại sáng chế quốc tế (được gọi tắt là hệ thống PSQ) là công cụ quan trọng để phân loại và thống nhất tư liệu sáng chế trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời đóng vai trò là một công cụ tra cứu có hiệu quả giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế phù hợp. PSQ phục vụ cho việc xác định trình độ sáng tạo, tính mới của một giải pháp kỹ thuật. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới có bảo hộ sáng chế đều đã sử dụng hệ thống phân loại này cho các tư liệu sáng chế mà nước mình công bố.
– Phân loại sáng chế quốc tế để phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:
+ Đối với những đối tượng có nhu cầu sử dụng tư liệu sáng chế thì đây là công cụ hữu hiệu để phổ biến thông tin có chọn lọc.
+ Là công cụ để sắp xếp tư liệu sáng chế, tạo điều kiện cho người tra cứu dễ dàng tiếp cận các tư liệu sáng chế trên toàn thế giới.
+ Đối với công tác đánh giá tình hình và dự báo xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật sản xuất cụ thể thì PSQ đóng vai trò là cơ sở để thống kê tình hình bảo hộ sáng chế.
+ Là cơ sở để xác định trình độ kỹ thuật trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
2. Cấu trúc của bảng phân loại quốc tế về sáng chế:
+ Cấu trúc của hệ thống PSQ được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Đầu tiên, các sáng chế có nội dung tương tự phải được xếp vào cùng một vị trí trong hệ thống và thứ hai, phân loại sáng chế dựa theo bản chất kỹ thuật hoặc lĩnh vực áp dụng. Ngoài ra Hệ thống PSQ còn phải dành các vị trí dự trữ cho các vấn đề kỹ thuật mới có thể phát sinh trong tương lai.
+ Hệ thống PSQ bao gồm tất cả các các lĩnh vực trí thức mà các đối tượng của chúng có thể được cấp Bằng sáng chế.
Hệ thống PSQ được cấu trúc theo thứ bậc, từ tổng quát đến cụ thể theo trật tự sau:
- Các phần
-
Các lớp
-
Các phân lớp
-
Các nhóm (nhóm chính và phân nhóm)
Phần: Hệ thống phân loại PSQ bao gồm 8 phần, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái Latin, tên của phần phản ánh nội dung khái quát của phần đó:
-
Phần A – Các nhu cầu đời sống con người
-
Phần B – Các quy trình công nghệ – Giao thông vận tải
-
Phần C – Hoá học luyện kim
-
Phần D – Dệt, giấy
-
Phần E – Xây dựng, mỏ
-
Phần F – Cơ khí, chiếu sáng, cấp nhiệt, vũ khí, chất nổ
-
Phần G – Vật lý
-
Phần H – Điện
Tiểu phần: Tiểu phần chỉ có tên gọi mà không có ký hiệu phân loại và chỉ có ý nghĩa về mặt thông tin. Ví dụ Phần A có bốn tiểu phần là:
-
Nông nghiệp
-
Thực phẩm,thuốc lá
-
Đồ dùng cá nhân
-
Sức khoẻ, giải trí
Lớp: Mỗi phần được chia thành nhiều lớp và tên gọi của lớp phản ánh nội dung của lớp đó. Ký hiệu của lớp gồm hai bộ phận là ký hiệu của phần và hai chữ số ả rập bắt đầu từ số 01.
Nhóm chính, phân nhóm: Mỗi phân lớp lại tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm, bao gồm nhóm chính và phân nhóm.
Ký hiệu của nhóm chính bao gồm ký hiệu của Phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số ả rập gồm từ 1 đến 3 chữ số (thường là số lẻ) tiếp theo là gạch chéo rồi đến 2 chữ số 00. Tên của nhóm chính chỉ rõ đặc điểm của đối tượng kỹ thuật cần tìm kiếm trong tra cứu tin và được coi là có ích trong việc tra cứu sáng chế.
Ví dụ:
A01B 1/00 | Công cụ cầm tay |
Ký hiệu của nhóm chính) | (Tên của nhóm chính) |
Ví dụ: A01B 1/02, A01B 1/16, A01B 1/24…
– Trong mọi trường hợp khi đọc tên gọi của 1 phân nhóm phải luôn nhớ rằng nó là 1 bộ phận nối tiếp và phụ thuộc vào tên gọi của phân nhóm trên nó mà nó trực thuộc.
Như vậy tên gọi của phân nhóm A61N1/24 là thắt lưng điện để chữa bệnh nối liền với nguồn điện là dòng điện một chiều được sử dụng bằng các điện cực tiếp xúc.
Tên của phân nhóm A01B 1/16 là một câu hoàn chỉnh nhưng để đảm bảo vị trí thứ bậc của nhóm thì phải đọc là: Công cụ để nhổ cỏ dại chỉ giới hạn trong công cụ cầm tay.
Nếu không sử dụng các dấu chấm để thể hiện cấu trúc thứ bậc thì tên gọi của phân nhóm A63H 3/40 phải viết là: mắt có khả năng khép mở của búp bê coi như là chi tiết của búp bê.
Bảng phân loại sáng chế quốc tế PSQ được xây dựng dựa trên sự phân loại sáng chế theo thứ bậc nhất định nhằm phân loại sáng chế, giúp cho việc tra cứu sáng chế được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, từ đó phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu sáng chế.
Bảng phân loại sáng chế quốc tế được cập nhật định kỳ để cải thiện hệ thống phân loại và đáp ứng sự phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Hệ thống phân loại sáng chế quốc tế PSQ thường được sửa đổi năm năm một lần từ năm 1968 đến năm 2006, sau mỗi lần sửa đổi, một phiên bản mới được phát hành. Ngày 01/01/2016, phiên bản thứ tám của Hệ thống PSQ có hiệu lực. Từ năm 2006, Hệ thống PSQ đã được điều chỉnh thường xuyên hơn và và mỗi phiên bản được chỉ định theo năm và tháng có hiệu lực. Từ năm 2010, Hệ thống PSQ được điều chỉnh mỗi năm một lần và mỗi phiên bản mới có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01.
Việt Nam hiện đang sử dụng Bảng phân loại IPC trong quá trình đăng ký sáng chế mặc dù chưa tham gia Thoả ước Strasbourg. Các sáng chế được phân loại phù hợp với Bảng phân loại IPC, trên cơ sở đó Việt Nam có thể xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu sáng chế như Thư viện số về Bằng sáng chế hoặc Thư viện số về sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tổ chức phiên dịch sang tiếng Việt Hệ thống PSQ để thuận tiện cho việc tham khảo Bảng phân loại IPC trong quá trình đăng ký sáng chế. Với sự phức tạp và đa dạng của các thuật ngữ kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực, việc dịch sang tiếng Việt khó tránh khỏi có những sai sót. Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc công chúng có thể tham khảo và đóng góp để hoàn thiện bản dịch tiếng Việt thì bản dịch này cũng đã được đưa lên trang thông tin điện tử của Cục SHTT để công chúng có thể tham khảo và đóng góp đối với phần dịch tiếng Việt nhằm hoàn thiện phiên bản tiếng Việt.
3. Cơ sở áp dụng bảng phân loại quốc tế về sáng chế:
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, Cục SHTT ra Thông báo số 11220/TB-SHTT ngày 20/12/2022 về việc thống nhất áp dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế (theo Thoả ước Strasbourg) phiên bản 2023.01.
3.1. Thời gian áp dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế theo Thỏa ước Strasbourg, phiên bản 2023.01:
Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, việc phân loại giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế được áp dụng theo Bảng phân loại IPC (theo Thoả ước Strasbourg) phiên bản 2023.01. Bản tiếng Việt của Bảng phân loại IPC phiên bản 2023.01 (dịch từ Bản tiếng Anh do Tổ chức SHTT thế giới công bố) được Cục SHTT công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 417 do Cục SHTT công bố ngày 26 tháng 12 năm 2022, trên Cổng thông tin điện tử của Cục SHTT.
Các phần nội dung cụ thể của Bảng phân loại IPC theo Thỏa ước Strasbourg, phiên bản 2023.01 vẫn bao gồm các mục chủ yếu như sau:
-
Phần A: Các nhu cầu của đời sống con người;
-
Phần B: Các quy trình công nghệ, giao thông vận tải (B01-B43) và từ (B44 đến B99);
-
Phần C: Hóa học, luyện kim (C01-C07) và (C08-C99);
-
Phần D: Dệt, Giấy;
-
Phần E: Xây dựng, mỏ;
-
Phần F: Cơ khí, chiếu sáng, cấp nhiệt, vũ khí, kỹ thuật nổ;
-
Phần G: Vật lý;
-
Phần H: Điện.
3.2. Cơ sở áp dụng trong quá trình đăng ký sáng chế:
Căn cứ tại điểm 23.5 Thông tư số