Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục pháp lý cần thiết để xác lập bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu mà các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh. Vậy thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Trình tự và thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ;
– Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi các loại thông tin trong đơn đăng ký nhãn hiệu, có thể kể đến như địa chỉ, tên …;
– Tý quyền quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua người đại diện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh đã nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nộp phí và lệ phí thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ.,
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp này được xác định là Cục Sở hữu trí tuệ. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp cần thiết.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn phải giải quyết đơn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy đơn đã hợp lệ thì sẽ ra văn bản chấp nhận đơn trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp sửa đổi và bổ sung liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu, hoặc tiến hành thủ tục sửa đổi hoặc bổ sung nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi đã có thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc thay đổi các thông tin liên quan đến người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, thời hạn sử lý đơn trong trường hợp này sẽ được xác định là 90 ngày đối với trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp hồ sơ không có thiếu sót, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo ghi nhận về việc sửa đổi và bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp đơn có thiếu sót, đơn không hợp lệ phải không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo dự định từ chối ghi nhận về vấn đề sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong đó cần phải nêu rõ lý do chính đáng để người nộp đơn có thể sửa chữa thiếu sót, bày tỏ ý kiến phản đối. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, hoặc có sửa chữa tuy nhiên quá trình sửa chữa vẫn không đạt yêu cầu, người nộp đơn không bày tỏ ý kiến phản đối, hoặc có bày tỏ ý kiến tuy nhiên ý kiến không xác đáng, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ vẫn ra thông báo từ chối sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu.
2. Trường hợp được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề sửa đổi, bổ sung, tách hoặc chuyển đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Cụ thể như sau:
– Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên thực tế, người nộp đơn sẽ có các quyền như sau:
+ Sửa đổi đơn, bổ sung đơn;
+ Tách đơn;
+ Yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của người nộp đơn;
+ Yêu cầu ghi nhận về việc thay đổi thông tin liên quan đến người nộp đơn do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng phải do thừa kế/kế thừa/hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế sang đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, hoặc ngược lại.
– Người yêu cầu thực hiện các thủ tục nêu trên sẽ cần phải có nghĩa vụ đóng phí và lệ phí công chứng theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Việc sửa đổi hoặc bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ trong đơn hoặc nêu trong đơn, đồng thời không được làm thay đổi bản chất cơ bản của đối tượng đã yêu cầu trong đơn đăng ký, đồng thời cần phải đảm bảo tính thống nhất của đơn đăng ký;
– Trong trường hợp các đơn, ngày nộp đơn của đơn được text sẽ được xác định là ngày nộp của đơn ban đầu.
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép thay đổi thông tin liên quan đến tên hoặc địa chỉ … của người nộp đơn. Và đồng thời, người nộp đơn được sửa đổi hoặc bổ sung đơn trước khi cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ.
Có thể kể đến một số trường hợp được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Sửa đổi, bổ sung các tài liệu và giấy tờ có trong đơn đăng ký nhãn hiệu với điều kiện, việc sửa đổi và bổ sung không được mở rộng phạm vi (không được vượt quá khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, đồng thời cũng không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu ban đầu;
– Sửa đổi về tên, sửa đổi về địa chỉ, sửa đổi về mã của người nộp đơn;
– Sửa đổi thônhg tin liên quan đến đại diện sở hữu công nghiệp.
3. Phí và lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Căn cứ quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) quy định về mức phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp thì sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đóng các loại phí, lệ phí sau:
– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hiện nay có mức là 230.000 đồng;
– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hiện nay có mức là 180.000 đồng;
– Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hiện nay có mức là 120.000 đồng;
– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu hiện nay có mức là 550.000 đồng;
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hiện nay có mức là 120.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.