Khái niệm, vai trò và chức năng của báo chí. Ở thời buổi 4.0 như hiện nay thì công tác truyền thông, mạng xã hội, cơ quan ngôn luận, báo chí giữ vai trò quan trọng trong mọi ngành nghề, hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm “báo chí”:
Báo chí là một phương tiện truyền thông không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Báo chí được xem là một phương thức cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Sản phẩm báo chí được biết đến sớm nhất là một tờ tin tức được lưu hành ở La Mã cổ đại: Acta
Diurna, được cho là có từ trước năm 59 Trước Công nguyên. Các Acta Diurna ghi sự kiện quan trọng hàng ngày như bài phát biểu công khai. Nó được xuất bản hàng ngày và được treo ở những nơi nổi bật. Ở Trung Quốc trong triều đại nhà Đường, một thông tư của
Từ “báo chỉ” ban đầu được áp dụng cho phóng sự về các sự kiện thời sự dưới dạng báo in, cụ thể là báo chí, nhưng với sự ra đời của đài phát thanh, truyền hình và Internet. Trong thế kỷ 20, việc sử dụng thuật ngữ này được mở rộng để bao gồm tất cả các thông tin liên lạc in ấn và điện tử liên quan đến các vấn đề thời sự.
Báo chí trong Tiếng Anh là “journalism”, có nghĩa là “các công việc của việc thu thập, viết và xuất bản tin tức câu chuyện và bài báo trong tờ báo và tạp chí hoặc phát sóng chúng trên đài phát thanh và truyền hình”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, báo chí được hiểu là: “Báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ. Dư luận báo chí, Công tác báo chí”.
phương diện pháp lý,
Đồng thời, Luật Báo chí năm 2016 cũng đã khẳng định báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đồng thời là diễn đàn, là tiếng nói của Nhân dân.
Theo đó, có thể hiểu một cách khái quát, báo chí là một phương tiện thông tin, tuyên truyền cần thiết đối với đời sống xã hội. Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm phản ánh, báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.
2. Vai trò và chức năng của báo chí:
Báo chí là phương tiện
Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống (khác với việc phản ánh của văn học là qua hình tượng nghệ thuật được hư cấu), mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội. Đó là sự tập trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện một hoạt động xã hội nào đó.
Theo đó, các chức năng cơ bản của báo chí bao gồm:
Thứ nhất, chức năng thông tin.
Đây được xem là chức năng cơ bản và mang tính tiên quyết của báo chí. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn, có sự đa dạng và phong phú hơn. Báo chí thực hiện chức năng thông tin là nhằm thực hiện các chức năng khác. Nghĩa là tất cả mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua phương thức truyền tải thông tin.
Khi thực hiện chức năng thông tin, báo chí truyền tải thông tin, đưa ra giải thích, giải đáp cũng như bình luận về những sự kiện, những vấn đề có tính chất thời sự đã và đang diễn ra trong xã hội; thông qua đó góp phần định hướng dư luận của xã hội. Thông tin báo chí vừa là chất liệu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Chất lượng của thông tin báo chí chính là mức độ đáp ứng các nhu cầu về thông tin của công chúng bao gồm các yếu tố như tính thời sự, hấp dẫn, phù hợp với lợi ích, gây ấn tượng.
Các mảng thông tin mà báo chí truyền tải bao gồm: thông tin về chính trị – tư tưởng; thông tin về đời sống – xã hội; thông tin về văn hóa – giải trí.
Thứ hai, chức năng định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng.
Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp. Vì vậy, báo chí cũng là một trong những công cụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện chức năng định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng chính là khả năng báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân, nó phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong muốn cả nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện tốt chức năng này, báo chí phải luôn là lực lượng đi đầu trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng của Đảng; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ hệ tư tưởng, củng cố niềm tin của nhân dân về hệ thống chính trị.
Thứ ba, chức năng khai sáng, giải trí.
Khai sáng, giải trí là chức năng khách quan của báo chí, có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác của báo chí. Trong hoạt động thông tin hàng ngày, báo chí một mặt phổ biến kiến thức mới, truyền bá những tri thức văn hóa toàn diện nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, văn hóa của công chúng; mặt khác, giúp cho công chúng sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hữu ích, dễ chịu, tạo điều kiện nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Sự phát triển rộng khắp của các loại hình báo chí là tiền đề quan trọng để cung cấp thông tin, nâng cao trình độ hiểu biết, văn hóa của công chúng. Đồng thời, thông qua báo chí tiến hành xã hội hóa, đại chúng hóa những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, giúp cho mọi thành viên trong xã hội có điều kiện bổ sung vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình.
Thứ tư, chức năng giám sát, phản biện xã hội.
Giám sát, phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã hội.
Báo chí thông qua dư luận xã hội để thực hiện chức năng giám sát xã hội.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội đối với các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có trách nhiệm, cộng đồng, đơn vị và các địa phương trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhằm kịp thời phát hiện những cá nhân, tổ chức làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ và tổng kết thực tiễn; đồng thời phát hiện những vi phạm để đấu tranh, loại bỏ. Hay nói cách khác, giám sát xã hội của báo chí trước hết là phát hiện những việc làm tốt và những sai phạm của các tổ chức, cá nhân để thông qua đó khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hay phản bác, tạo áp lực dư luận xã hội và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền có giải thích, giải đáp trước công luận, trước toàn thể nhân dân.
Khi thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, báo chí không chỉ truyền tải thông tin mà còn thể hiện quan điểm, chính kiến đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Thông qua báo chí, nhân dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước bằng việc góp ý kiến vào các dự thảo, chính sách, các dư luận trước khi ban hành chính thức. Báo chí trở thành diễn đàn cho người dân trao đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp về các chính sách, các quy phạm pháp luật của Nhà nước giúp cho các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống; đồng thời tổng hợp, phản ánh ý kiến và thái độ của người dân về hoạt động, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội thông qua các hình thức sau: chủ động tham gia giám sát, phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước.
Thứ năm, chức năng quảng cáo, dịch vụ.
Chức năng quảng cáo, dịch vụ được hiểu, báo chí là nguồn cung cấp thông tin cho đời sống xã hội nên quảng cáo dịch vụ báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã trở thành một hoạt động tất yếu. Sự quảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, định hướng thị hiếu… đang là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Quảng cáo, dịch vụ được xem là nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân xã hội hiện đại.