Trong một số trường hợp, quyền sử dụng sáng chế sẽ được chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, tiền đền bù đối với sáng chế bị chuyển giao bắt buộc sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền đền bù đối với sáng chế bị chuyển giao bắt buộc:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề tiền đền bù đối với sáng chế bị chuyển giao bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, có quy định về tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế khi bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
– Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế khi bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 146 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 sẽ được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được ghi nhận trong hợp đồng ký kết giữa các bên;
+ Kinh phí đầu tư để phục vụ cho hoạt động sáng tạo ra sáng chế, trong kinh phí đầu tư đó cần phải xem xét đến kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, nếu có;
+ Lợi nhuận thu được từ quá trình sử dụng sáng chế trên thực tế;
+ Thời gian còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
+ Mức độ cần thiết của việc thực hiện thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
+ Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, thời hạn chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
+ Các yếu tố khác trực tiếp quyết định đến giá trị kinh tế của quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao.
– Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao bắt buộc sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế khi thực hiện thủ tục chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền đối với quyền sử dụng sáng chế không có thỏa thuận sẽ được xác định là 5% giá bán của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, với điều kiện đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ;
– Nếu trong trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng để tiến hành thủ tục xác định số tiền đền bù theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, tiền đền bù đối với sáng chế bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì số tiền đền bù sẽ được xác định bằng 5% giá bán của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế. Trong quá trình xác định số tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao bắt buộc, cần phải căn cứ vào các yếu tố theo như phân tích nêu trên.
2. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ khoa học và công nghệ.
Bước 2: Bộ khoa học và công nghệ thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian 02 tháng được tính kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ hợp lệ, trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ sẽ cần phải ra thông báo và yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc của người nắm giữ độc quyền sử dụng sáng chế và yêu cầu người đó trình bày ý kiến bằng văn bản trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày ra thông báo. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên và nhận thấy việc không chấp nhận ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của bên nắm giữ quyền là không phù hợp thì báo cáo kết quả xem xét hồ sơ và đề nghị bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xem xét hồ sơ của cơ quan thẩm định, bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ sẽ xem xét và ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được bộ trưởng và thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ gửi đến cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, người nắm độc quyền và cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ khoa học và công nghệ. Cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ khoa học và công nghệ sẽ ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong khoảng thời gian 30 ngày, sau đó công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong khoảng thời gian 60 ngày được tính kể từ ngày ra quyết định.
3. Khi bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp có được đền bù không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Theo đó, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quy định bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền cần phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
– Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cần phải thuộc dạng không độc quyền;
– Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi nhất định, giới hạn trong khoảng thời gian vừa đủ để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu chuyển giao, ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điều 145 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì quá trình chuyển giao quyền sử dụng sẽ chỉ xuất phát từ mục đích công cộng, phi thương mại, hoặc hướng tới mục đích sử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
– Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế sẽ không được phép thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền đó cho người khác;
– Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế sẽ phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù theo sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận về khoản tiền đền bù trong quá trình chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ, ngoại trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện hoạt động nhập khẩu dầu phẩm, phù hợp với cơ chế của điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, vào khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã trả lại cho nước xuất khẩu;
– Quyền sử dụng sáng chế được chỉ ra chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp bắt buộc cần phải thực hiện hoạt động chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cho cơ quan nhà nước thì các doanh nghiệp vẫn sẽ được đền bù một khoản tiền theo sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.