Trình tự thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Thời hạn thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ.
Mục lục bài viết
1. Trình tự thi hành án treo, cải tạo không giam giữ:
Theo Luật THAHS 2019 có nhiều thay đổi so với Luật THAHS 2010 cụ thể như sau:
– Thứ nhất, về thời gian bàn giao hồ sơ và người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ từ cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu đến UBND xã, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án cư trú có những thay đổi đáng kể như sau:
+ Điều 62, 73 Luật THAHS 2019 quy định:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu triệu tập người chấp hành án, người đại diện hợp pháp đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian phải có mặt tại UBND cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ gồm: Bản án đã có hiệu lực pháp luật; Quyết định thi hành án; Cam kết của người chấp hành án, riêng đối với người chấp hành án là người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp và các tài liệu khác có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội để quản lý, bổ sung, cập nhật hồ sơ thi hành án phục vụ theo dõi, giám sát việc chấp hành án. Như vậy thủ tục bàn giao hồ sơ và người chấp hành án từ cơ quan THAHS – Công an huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu về UBND xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục theo Luật THAHS 2019 đã mất thời gian 10 ngày (hoặc hơn trong trường hợp 3 ngày làm việc vào thứ bảy, chủ nhật) kể từ khi cơ quan THAHS – Công an huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án.
Sau đó UBND xã, đơn vị quân đội mới có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên đến việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
+ Luật THAHS 2019 quy định:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, cải tạo không giam giữ cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu phải triệu tập người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi đến trụ sở UBND cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người chấp hành án, người đại diện của người chấp hành án phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người chấp hành án không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày triệu tập người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm: Bản sao Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Quyết định thi hành án, Cam kết của người chấp hành án. Đối với chấp hành án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có xác nhận của người đại diện, Tài liệu khác có liên quan; Bản nhận xét của UBND xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án; Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; Trường hợp người chấp hành án bị kiểm điểm theo quy định thì phải có
Như vậy, theo Luật THAHS 2019 thì UBND xã sẽ tiếp nhận hồ sơ và người chấp hành án trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án do việc triệu tập người chấp hành án lên thẳng UBND xã, đơn vị quân đội người chấp hành án cư trú. Do đó, thời hạn UBND xã, đơn vị quân đội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được sớm hơn.
Thứ hai, sau khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án, UBND cấp xã, đơn vị quân đội thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
Thứ ba, UBND xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện được rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn chấp hành án báo cáo cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu. Các cơ quan này có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, rút ngắn thời gian thử thách án treo.
Thứ tư, VKSND cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị TAND, Tòa án quân sự cùng cấp xét miễn chấp hành án.
Thứ năm, trước khi hết thời hạn chấp hành án hoặc thời gian thử thách 03 ngày, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục phải bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu để xem xét, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách, chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ.
Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ
2. Thời gian thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
Khi Tòa án ra quyết định THAHS hoặc ủy thác THAHS được coi là sự khởi đầu cho hoạt động THAHS trong đó có việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Cùng với đó là việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của Luật THAHS. Đối với việc chấp hành thời gian thử thách của án treo được quy định là một khoảng thời gian do Tòa án ấn định bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. Thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là thời gian chấp hành hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm. Thời gian thử thách của án treo hiện nay được tính ngay từ thời điểm Tòa án tuyên án; thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ được tính từ khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.
Cách tính thời gian thử thách án treo được thay đổi, bổ sung qua nhiều văn bản cụ thể như tại khoản 5, Điều 5
Thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ ngoài khoản 5, Điều 5 Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 thì chưa có văn bản nào thay đổi, bổ sung nên cách tính thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ vẫn được xác định là từ khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Tuy nhiên căn cứ vào Luật THAHS có thể xác định thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tối đa 6 ngày làm việc tính từ khi có quyết định thi hành án (trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định thi hành án Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan THAHS Công an huyện, cơ quan THAHS quân khu …; Trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan THAHS – Công an huyện, cơ quan THAHS quân khu phải triệu tập người chấp hành án đến UBND xã nơi người đó cư trú để làm thủ tục và bàn giao hồ sơ thi hành án căn cứ Điều 96, 97 Luật THAHS 2019). Đây cũng là khoảng thời gian được rút ngắn hơn so với Luật THAHS 2010, khi người chấp hành án được triệu tập đến UBND phường mà không phải qua một bước đến cơ quan THAHS – Công an huyện, cơ quan THAHS quân khu rồi mới bàn giao xuống UBND xã nơi người chấp hành án cư trú. Ngoài ra nếu tính từ khi tuyên án sẽ là 43 ngày (thêm 30 ngày là thủ tục kháng cáo, kháng nghị và 7 ngày ra quyết định thi hành án căn cứ Điều 337, 343, 364 BLTTHS).
3. Xóa án tích đối với án treo, án cải tạo không giam giữ:
Xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm, đã chấp hành toàn bộ hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án) và đáp ứng điều kiện về xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định của luật. Người được xóa án tích được coi như chưa bị kết án, họ có quyền được ghi trong lý lịch của mình chưa có tiền án sau khi đã được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xóa án tích. Có 2 hình thức xóa án tích là đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Chế định về xóa án tích được quy định tại Chương X BLHS và chương XXIV BLTTHS.
Đương nhiên được xóa án tích đối với án treo, cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án treo, cải tạo không giam giữ mà người đó không phạm tội mới trong thời hạn 01 năm thì đương nhiên được xóa án tích. Cần lưu ý chấp hành xong bản án tức là người bị kết án đã tự mình chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
Xóa án tích đối với án treo, cải tạo không giam giữ theo quyết định của Tòa án áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, cải tạo không giam giữ mà người đó không phạm tội mới trong thời hạn 01 năm. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì Tòa án quyết định xóa án tích nếu đã bảo đảm được 04 tháng sau khi chấp hành xong thời gian thử thách của án treo hoặc thi hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Về thủ tục xóa án tích cũng được chia làm 02 loại: Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ không thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) theo quy định tại Điều 70 BLHS 2015 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích khi có đủ điều kiện theo quy định; Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) theo quy định tại Điều 71 BLHS 2015 hoặc được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 72 BLHS 2015 thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định khi xét thấy đủ điều kiện và có ý kiến của Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ Điều 369 BLTTHS.