Để có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế thì đối tượng này phải đảm bảo được điều kiện cơ bản được Luật Sở hữu trí tuệ đã đề cập. Vậy đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?
Hiện nay, sáng chế là một trong những đối tượng nằm trong sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ. Trong văn bản pháp luật này thì sáng chế được định nghĩa là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Chủ sở hữu sáng chế sau khi thực hiện các thủ tục để đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo hộ nếu có bất kỳ hành động nào đang thực hiện việc xâm phạm quyền sáng chế.
Theo quy định tại Điều 59 Văn bản hơp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
– Nếu thuộc trường hợp phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính thì cũng không nằm trong đối tượng được bảo hộ danh nghĩa sáng chế;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Với những trường hợp nêu trên thì các đối tượng không được bảo hộ tại Việt Nam. Có thể lý giải một số lý do sau:
Thứ nhất, có thể xem xét đến các trường hợp nếu tiến hành việc bảo hộ thì có thể những sáng chế này đang trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, hoặc có hại cho quốc phòng, an ninh. Lý do này sẽ không thay đổi linh hoạt vì mặc dù sáng chế yêu cầu bảo hộ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, nhưng nếu ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, trật tự công cộng, quốc phòng, an ninh thì cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong quá trình thẩm định hồ sơ có quyền từ chối bảo hộ;
Thứ hai, nếu nhận thấy là đối tượng được yêu cầu bảo hộ không phải là giải pháp kỹ thuật, ví dụ: Các phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học được tác giả xây dựng; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;…
Thứ ba, đối tượng đủ yếu tố để được bảo hộ dưới các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ: Chương trình máy tính: Thuộc một trong số các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ; Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ: hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí bảo hộ dành cho kiểu dáng công nghiệp hoặc có thể được xem là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;…
Thứ tư, nhận thấy đối tượng không có khả năng áp dụng công nghiệp thì cũng là nguyên nhân dẫn đến trường hợp không được bảo hộ sáng chế, có thể kế đến: Hình thành nên quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;..
2. Để được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế cần điều kiện gì?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 58 Văn bản hơp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ sau đây:
– Phải chứng minh được sáng chế có tính mới;
– Thể hiện trong sản phẩm sáng chế là trình độ sáng tạo của chủ sở hữu hợp pháp;
– Đồng thời phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối với trường hợp sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và cần đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
– Yếu tố đầu tiên cần phải nhắc đến đó là tính mới;
– Đồng thời, vẫn phải tồn tại khả năng áp dụng công nghiệp.
Dẫn chiếu đến Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bời khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 cũng quy định về tính mới của sáng chế như sau:
– Sáng chế được coi là có tính mới thì bắt buộc không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sáng chế này không được bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, hoặc đã bị thể hiện thành bản mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
+ Nếu có xuất hiện trường hợp là bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó;
– Để xác minh được việc sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai thì cần phụ thuộc vào số người đã biết về sáng chế này. Nếu chỉ có một số người có hạn được biết thì phải có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó;
– Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Văn bản hơp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ;
Theo Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế, như sau:
– Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo thì phải xem xét đến việc đã bị công khai dưới bất kỳ hình thức nào hay chưa. Nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó được xác định là một bước tiến lớn thể hiện được sự sáng tạo cảu con người trong lĩnh vực nhất định;
– Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
3. Quyền đăng ký sáng chế được trao cho các đối tượng nào?
Liên quan đến các nội dung về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đã được ghi nhận tại Điều 86 Văn bản hợp nhất 1/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định như sau:
– Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:
+ Phải có sự cam kết rằng, tác giả tạo ra sáng chế phải được xây dựng trên thời gian, bằng công sức và chi phí của bản thân để đạt được kết quả trên;
+ Trên thực tế có một số trường hợp là tổ chức, cá nhân tự bỏ ra các khoản đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định khác;
– Xét đến trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó hoàn toàn có thể thực hiện quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.