Trách nhiệm giám sát người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ của gia đình, công an, chính quyền địa phương.
Mục lục bài viết
1. Công an cấp xã, phường, thị trấn:
Thực tế trước đây, UBND cấp xã ở thường lúng túng trong việc phân công chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. UBND xã không rõ bộ phận, cá nhân nào thuộc UBND cấp xã sẽ chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên, có địa phương thì giao cho Tư pháp xã, có địa phương giao cho Công an xã chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Nguyên nhân do Nghị định số 60,
Như đã biết, UBND xã là đơn vị hành chính cấp xã, trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của chính quyền tại địa bàn cấp xã. Trong điều kiện hiện nay, biên chế của UBND xã là ít, khả năng còn hạn chế và thường xuyên phải giải quyết khối lượng công việc lớn, trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân. Do đó, để đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn thực sự có hiệu quả thì tại Điều 19, 86, 98 Luật THAHS 2019 đã giao cho Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
Qua nghiên cứu tham khảo Luật THAHS 2019, Thông tư 65/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an quy định về THAHS tại cộng đồng thì Công an xã có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp giúp UBND xã trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ như sau:
(1) Tiếp nhận và quản lý các loại hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về THAHS tại cộng đồng;
(2) Lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
(3) Thực hiện báo cáo, thống kê THAHS tại cộng đồng;
(4) Bàn giao hồ sơ, tài liệu về THAHS tại cộng đồng theo quy định;
(5) Thực hiện việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tiến hành thủ tục xử lý người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, phạm tội mới, giải quyết trường hợp người chấp hành án chết theo quy định; (6) Nhận xét, báo cáo về tình hình, kết quả chấp hành nghĩa vụ, chấp hành pháp luật của người chấp hành án;
(7) Có biện pháp quản lý, phòng ngừa người chấp hành án vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ;
(8) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án;
(9) Phối hợp với gia đình người chấp hành án, cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập để quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án;
(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.
2. Gia đình và các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú:
Vai trò, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nơi người bị kết án cư trú là rất quan trọng. Thông qua việc giám sát, giáo dục tác động, giúp đỡ người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ; gia đình và các cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án sửa chữa lỗi lầm và trở thành người có ích cho xã hội, tránh việc tái phạm tội. Trách nhiệm của gia đình và các cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
– Các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND xã, đơn vị quân đội trương việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
– Gia đình người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục và
Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong THAHS và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.
Ngoài ra, có thể thấy gia đình người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ là chủ thể có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho người chấp hành án cải tạo tích cực, phấn đấu vươn lên trở thành người có ích cho xã hội. Xuất phát từ mối quan hệ thân thiết, gần gũi, gắn bó trực tiếp với người chấp hành án hàng ngày. Gia đình là cái nôi, chỗ dựa vững trắc và là cầu nối giữa người chấp hành án và xã hội. Gia đình là chỗ dựa tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, nhận thức và khuynh hướng xử sự của người chấp hành án. Việc người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có thể cải tạo tốt và trở thành người có ích cho xã hội hay không phần lớn thuộc về vai trò của gia đình họ, sự động viên của những người thân trong gia đình họ sẽ tạo động lực không nhỏ giúp họ thay đổi bản thân làm lại cuộc đời tránh việc tái phạm tội.
3. Người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
Người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87, 99 Luật THAHS như sau:
Người chấp hành án treo có nghĩa vụ: (1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này; (2) Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; (3) Chịu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc; (4) Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này (về việc vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú); (5) Phải có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu; (6) Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
So với Luật THAHS 2010, Luật THAHS 2019 đã quy định cụ thể đầy đủ hơn về nghĩa vụ của người chấp hành án treo. Ngoài ra có thể thấy việc quản lý, giám sát cũng trở nên chặt chẽ hơn khi người chấp hành án treo hằng tháng đều phải lên UBND xã trình diện và làm bản tự nhận xét (trước đây là 3 tháng). Khi vắng mặt hay thay đổi nơi cư trú đều phải báo cáo cụ thể đầy đủ với UBND xã. Nếu người chấp hành án treo không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định còn có chế tài và nặng nhất người chấp hành án treo sẽ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Người chấp hành án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ: (1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này; (2) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của
So với Luật THAHS 2010, Luật THAHS 2019 cũng quy định cụ thể đầy đủ hơn về nghĩa vụ người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Người chấp hành án cải tạo không giam giữ không những phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định mà còn phải có mặt đầy đủ khi có triệu tập. Việc quản lý, giám sát người chấp hành án cải tạo không giam giữ cũng chặt chẽ hơn, hằng tháng phải có mặt để thực hiện việc tự nhận xét về việc chấp hành án (trước đây là 3 tháng). Ngoài ra cũng quy định cụ thể hơn về việc vắng mặt hoặc thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó, Luật THAHS 2019 quy định cụ thể hơn về việc khấu trừ thu nhập ngoài ra nếu không còn thu nhập do mất việc hoặc không có việc làm thì phải thực hiện lao động công ích phục vụ cộng đồng.
Như vậy có thể thấy Luật THAHS 2019 quy định đầy đủ cụ thể hơn nhiều về nghĩa vụ của người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Qua đó nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của những người chấp hành án và đảm bảo vai trò của các cơ quan quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Qua đó đảm bảo hiệu quả và nâng cao vị thế, vai trò của pháp luật THAHS nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.