Sáng chế mật là một trong những nội dung còn tương đối xa lạ trong sở hữu trí tuệ, lần đầu tiên được đề cập trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022. Vậy sáng chế mật là gì? Một số quy định về sáng chế mật?
Mục lục bài viết
1. Sáng chế mật là gì?
Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số 11/VBHNN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi đã định nghĩa sáng chế mật như sau: Sáng chế mật được hiểu là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được quy định tại Khoản 3 Điều 1
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau:
– Khi thực hiện đăng ký sáng chế mật thì đơn đăng ký sáng chế mật phải được thể hiện ở bản giấy và sau đó sẽ nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Trong đơn đăng ký sáng chế mật sẽ chứa đựng các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Cần đảm bảo rằng có các tài liệu theo quy định tại Điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ, tuân thủ quy định về việc đóng dấu mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước (trừ chứng từ nộp phí, lệ phí);
+ Bên cạnh đó cũng phải có văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
– Để được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét giải quyết thì đơn đăng ký sáng chế mật được tiếp nhận nếu có các thông tin và tài liệu tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
2. Một số quy định về sáng chế mật?
2.1. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật:
Những nội dung xoay quanh sáng chế mật được thể hiện cơ bản ở Điều 49 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
– Để có thể thực hiện các yêu cầu liên quan sáng chế mật và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mật, duy trì, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế mật thì giai đoạn đầu tiên cần phải quan tâm đó là thủ tục xử lý đơn của những yêu cầu này. Theo đó, các thủ tục sẽ thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với đơn đăng ký sáng chế trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 49;
– Cần đảm bảo về mặt thời gian thẩm định nội dung: Mà theo quy định thì đơn đăng ký sáng chế mật được thẩm định nội dung sẽ được thực hiện trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, mốc thời gian này sẽ chỉ được áp dụng nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày đơn được chấp nhận hợp lệ
– Đồng thời cũng cần có văn bản nêu ý kiến của người thứ ba hoặc ý kiến phản đối, bởi đây được coi là một nguồn thông tin cho quá trình xử lý đơn đăng ký sáng chế mật một cách chính xác, đảm bảo sự minh bạch. Xét đến trường hợp không xác định được thông tin hoặc việc bộc lộ thông tin trong các văn bản theo quy định tại khoản này có phù hợp với các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước hay không thì cần sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cụ thể là phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và Bộ Công an để cùng xác định sự phù hợp của việc bộc lộ thông tin trong các văn bản theo quy định tại khoản này với quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
– Về thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 119a của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với các quyết định, thông báo về đơn đăng ký sáng chế mật và các loại đơn khác liên quan đến sáng chế mật.
Một điểm lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
2.2. Quy định về cách xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật:
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật được hướng dẫn như sau:
– Liên quan đến đơn đăng ký sáng chế mật, văn bằng bảo hộ sáng chế mật thì khi tiếp nhận sẽ được giải mật theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
– Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo đề nghị người nộp đơn xác định lại sáng chế có phải là bí mật nhà nước sẽ được diễn ra khi có căn cứ rõ ràng để cho rằng sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế mật, sáng chế được bảo hộ theo văn bằng bảo hộ sáng chế mật không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Thời gian để thực hiện hoạt động thông báo là thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn phản hồi về việc này;
– Đối với các trường hợp giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải mật theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước, có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đồng thời người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ sáng chế về việc giải mật cũng sẽ được thông báo theo đúng quy định;
– Đơn đăng ký sáng chế được giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 hoặc được người nộp đơn xác định không phải là bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này có ngày nộp đơn là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế mật và được tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với đơn đăng ký sáng chế;
– Văn bằng bảo hộ sáng chế được giải mật theo quy định tại khoản 1 Điều 50 hoặc được người nộp đơn xác định không phải là bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này có ngày cấp là ngày cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mật và các thủ tục liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với văn bằng bảo hộ sáng chế;
– Theo quy định thì sáng chế chế mật được giải mật, đơn đăng ký sáng chế mật và Bằng độc quyền sáng chế mật/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật đã được giải mật thì bắt buộc phải trải qua trường hợp là công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được giải mật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.