Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thuật ngữ nhã hiệu 3 chiều đang dần được phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 03 chiều tại Việt Nam hiện nay đang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều tại Việt Nam thế nào?
Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 của Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về nhãn hiệu ba chiều. Tuy nhiên, tham khảo quy định của pháp luật trên thế giới, nhãn hiệu ba chiều hay còn có tên gọi khác là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu ba chiều có hình dạng thể hiện trong một cấu trúc không gian ba chiều bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Hình dạng của nhãn hiệu ba chiều có thể giúp cho người dùng nhận biết dễ dàng về nguồn gốc thương mại của các loại sản phẩm và dịch vụ trong quá trình cung ứng. Cho đến nay, nhiều quốc gia đã chấp nhận bảo hộ cho nhãn hiệu ba chiều, trong đó có Việt Nam. Thực tế, có thể kể đến những dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu 3 chiều như sau:
– Bao bì và bao gói sản phẩm;
– Trang trí thương mại;
– Dấu hiệu ba chiều có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ để phân biệt với các sản phẩm và dịch vụ khác;
– Hình dáng của sản phẩm, hoặc một bộ phận của sản phẩm đó.
Trên thực tế thì có thể nói, một số nhãn hiệu phi truyền thống sẽ được bảo hộ bởi Việt Nam trong đó có nhãn hiệu ba chiều. Việc bảo hộ nhãn hiệu ba chiều trên lãnh thổ của Việt Nam là điều hợp lý, vì chính Việt Nam đã coi nhãn hiệu ba chiều là một trong những đối tượng được bảo hộ, vấn đề này được ghi nhận trong điều luật đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, khi Việt Nam cho rằng: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó có thể nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, trong đó bao gồm cả hình ba chiều, hoặc có sự kết hợp giữa các yếu tố đó, nhãn hiệu đó có thể được thể hiện bằng một màu sắc hoặc phối hợp giữa nhiều màu sắc của nhau.
Mặc dù vậy, trên thực tế, việc bảo hộ nhãn hiệu ba chiều trên lãnh thổ của Việt Nam hầu như đang bị dừng lại, từ chối. Vận dụng sự phát triển về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ba chiều của nhiều quốc gia trên thế giới, có thể đưa ra một số giải pháp về việc nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải sớm ban hành quy chế thẩm định nhãn hiệu mới thay thế cho quy chế thẩm định nhãn hiệu cũ đã lạc hậu và lỗi thời, trong đó cần phải đề cập riêng đến các nguyên tắc thẩm định đối với nhãn hiệu ba chiều, nhìn chung thì quá trình thẩm định đối với nhãn hiệu ba chiều cần phải dựa trên quá trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện tại và rút kinh nghiệm tại pháp luật các quốc gia trên thế giới, khi nền kinh tế của họ đang đặc biệt phát triển, trong đó đặc biệt cần phải quan tâm đến Hoa Kỳ;
– Cần phải coi một đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu 3 chiều ngay cả khi người nộp đơn chỉ nộp một hình ảnh duy nhất, kể cả đó là hình ảnh vẽ một cách đơn giản thể hiện không gian ba chiều của đối tượng, để có thể bảo hộ nhãn hiệu ba chiều một cách tốt nhất tại Việt Nam;
– Tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người dân về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều, tổ chức các buổi tập huấn và huấn luyện kiến thức pháp luật đối với chủ thể có thẩm quyền trong quá trình đăng ký nhãn hiệu ba chiều.
2. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều như thế nào?
Mặc dù hiện nay, quá trình thực hiện hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều tương đối phổ biến, tuy nhiên trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề pháp lý. Có thể kể đến một số vấn đề cụ thể như sau:
– Người tiêu dùng thông thường không cho rằng các dấu hiệu ba chiều là một trong những dấu hiệu để phân biệt nguồn gốc thương mại của các loại sản phẩm và dịch vụ, vì vậy cho nên nhãn hiệu ba chiều đạt được đến mức độ nào thì mới có thể đóng vai trò là một dấu hiệu phân biệt nguồn gốc thương mại của các sản phẩm, dịch vụ đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều. Tại một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, các quốc gia đó cho rằng các dấu hiệu ba chiều chỉ khi có các yếu tố đặc biệt thì mới được coi là dấu hiệu có khả năng phân biệt với nguồn gốc thương mại của các sản phẩm và dịch vụ khác;
– Dấu hiệu ba chiều thông thường bị từ chối đăng ký bảo hộ với lý do dấu hiệu 3 chiều đó mang chức năng hữu dụng. Xem xét từ góc độ chính sách, nếu một dấu hiệu ba chiều hoàn toàn phù hợp với việc bảo hộ dưới dạng một quyền sở hữu trí tuệ khác ví dụ như kiểu dáng công nghiệp, hoặc sáng chế thì sẽ không nên cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, vì thời hiệu bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ là vô hạn. Pháp luật quốc tế hiện nay cho rằng, các dấu hiệu ba chiều thông thường sẽ mang tính mục đích hoặc cách sử dụng của sản phẩm, hoặc dấu hiệu 3 chiều đó có thể ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thì sẽ không được phép đăng ký làm nhãn hiệu vì những nhãn hiệu đó có tính chức năng. Vì vậy cho nên, một nhãn hiệu ba chiều nếu muốn thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu thì cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về tính phi chức năng và đồng thời nhãn hiệu đó phải có tính phân biệt.
Có thể kể đến những tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhãn hiệu ba chiều như sau:
– Nhãn hiệu ba chiều phải có tính phân biệt;
– Nhãn hiệu ba chiều phải có tính phi chức năng.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều tại Việt Nam:
Hiện nay, Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 chỉ có quy định chung về hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề đăng ký nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mong muốn được thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam thì sẽ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay vẫn đã và đang hỗ trợ thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu ba chiều. Trình tự và thủ tục đăng ký nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam sẽ được thực hiện giống như quá trình đăng ký nhãn hiệu thông thường. Cụ thể như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung, thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam, giấy tờ và tài liệu mà các tổ chức và cá nhân cần phải chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu do pháp luật quy định. Tuy nhiên cần phải lưu ý, tổ chức và cá nhân cần phải chuẩn bị 02 bản, một bản để cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu lại khi thực hiện thủ tục hành chính, một bản còn lại sẽ để đóng dấu và dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn theo quy định của pháp luật. Trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần phải liệt kê đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, trong đó cần phải liệt kê đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ cần phải đăng ký theo Bảng phân loại nhóm sản phẩm và dịch vụ, tờ khai đó cần phải được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nếu có các loại giấy tờ và tài liệu có ngôn ngữ tiếng nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục dịch thuật ra tiếng Việt bởi các tổ chức dịch thuật có thẩm quyền. Những thông tin trong tờ khai cần phải được đánh máy, đồng thời không được tự ý sửa chữa hoặc bổ sung những thông tin này bằng chữ viết tay. Trong tờ khai, tổ chức và cá nhân trong quá trình điền cần phải đảm bảo nhãn hiệu được mô tả đúng và đầy đủ chi tiết về màu sắc, đường nét, ngoài ra cũng cần phải phản ánh và chỉ rõ vị trí sắp xếp của các thành phần cấu tạo đối với nhãn hiệu đó;
– Mẫu đăng ký nhãn hiệu theo mẫu do pháp luật quy định;
–
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ba chiều tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay có địa chỉ tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, hoặc quận Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố Đà Nẵng, hoặc quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức và cá nhân có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên cần phải lưu ý, cơ quan có thẩm quyền sẽ không trả lại các tài liệu và giấy tờ đã nộp, chứ bản gốc để thực hiện hoạt động đối chiếu với bản sao. Đồng thời, sau khi nộp hồ sơ phải người nộp hồ sơ sẽ phải có nghĩa vụ đóng lệ phí.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hình thức đơn trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nộp đơn để kiểm tra tính hợp lệ của đơn, trong trường hợp chưa hợp lệ thì sẽ yêu cầu sửa đổi sao cho phù hợp với quy định pháp luật. Nếu đơn từ đã hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn đã hợp lệ. Còn đối với trường hợp không hợp lệ thì sẽ thông báo từ chối chấp nhận đơn, trong thông báo đó cần phải nêu rõ lý do chính đáng, thông báo cần phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp các tổ chức và cá nhân có mong muốn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì thời hạn thẩm định sẽ được kéo dài thêm 10 ngày.
Bước 4: Công bố hợp lệ. Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn từ hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn công bố sẽ được diễn ra trong khoảng thời gian hai tháng được tính kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn. Sau đó, tiến hành hoạt động thẩm định nội dung đơn. Khi tiến hành hoạt động thẩm định nội dung đơn, cần phải tiến hành theo đúng thủ tục luật định. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ đối với các đối tượng nêu trong đơn bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với quy định của pháp luật. Thẩm định nội dung đơn giá bao gồm các vấn đề cơ bản như đánh giá sự phù hợp của đối tượng trong đơn với loại văn bằng bảo hộ được cấp, đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ nhất định, tiến hành hoạt động kiểm tra nguyên tắc nộp đơn. Thời hạn thẩm định nội dung sẽ kéo dài không quá 06 tháng được tính kể từ ngày công bố.
Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu 03 chiều tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.