Nhãn hiệu được xem là tài sản vô hình, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Vậy điều kiện và thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là khái niệm để chỉ quyền của các tổ chức và cá nhân trong xã hội đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh hoặc tên thương mại do bản thân mình sáng tạo ra hoặc do mình sợ hữu, và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, chuyển nhượng nhãn hiệu có thể hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành các hoạt động cần thiết để chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội. Quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu trên thực tế sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, tuy nhiên hoạt động chuyển nhượng nhãn hiệu vẫn chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định chung về hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có vấn đề chuyển nhượng nhãn hiệu. Cụ thể như sau:
– Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đó thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển giao quyền sở hữu của mình cho các tổ chức và cá nhân khác phải phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được các yêu cầu do pháp luật đưa ra;
– Quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên thực tế phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, hay còn được gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các điều kiện cần phải tuân thủ khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 139 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có chuyển nhượng nhãn hiệu. Theo đó, điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
– Chủ sở hữu công nghiệp sẽ chỉ được phép chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật sẽ không được phép thực hiện thủ tục chuyển nhượng;
– Quyền đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được chuyển nhượng cùng với quá trình chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và chuyển nhượng toàn bộ hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó;
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ không được phép gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nhầm lẫn về nguồn gốc của các loại hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được phép chuyển nhượng cho các tổ chức và cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó;
– Quyền đối với các sáng chế công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, quyền đối với các thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động chuyển nhượng cho các tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, cá nhân được xác định là công dân Việt Nam và thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức và cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, theo các điều luật phân tích nêu trên, việc chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải được lập dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản;
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ có hiệu lực khi đã thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Trong trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại chung với nhãn hiệu chuyển nhượng thì cần phải thực hiện hoạt động thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, để tránh tất cả các trường hợp xung đột quyền lợi với bên nhận chuyển nhượng;
– Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chỉ được phép thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trong phạm vi được bảo;
– Quá trình chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu sẽ không được phép gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc của các loại hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Chỉ được phép chuyển nhượng cho các tổ chức và cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
2. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
Trình tự và thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các bên có nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ ký kết, thỏa thuận với nhau về việc chuyển nhượng nhãn hiệu. Các bên sẽ thỏa thuận, đưa ra ý kiến và quan điểm, thống nhất quan điểm, từ đó xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bước 2: Sau khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, các bên sẽ thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ. Các tài liệu và giấy tờ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền sẽ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
– Bản gốc của văn bằng bảo hộ phù hợp với quy định của pháp luật;
– Văn bản đồng ý của chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình nguyên nhân và lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc thực hiện thủ tục chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu nếu quyền sở hữu nhãn hiệu đó thuộc sở hữu chung;
– Chứng từ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính phí và lệ phí;
–
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Nếu nhận thấy hồ sơ đăng ký đã hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số hoạt động cần phải thực hiện của Cục Sở hữu trí tuệ như sau: Ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ, sau đó tiến hành hoạt động ghi nhận và cấp văn bằng bảo hộ, ghi vào sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, sau đó công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong khoảng thời gian 02 tháng được tính kể từ ngày ký quyết định
3. Phí và lệ phí đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu:
Căn cứ quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) quy định về mức phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp thì khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có thể đống các loại phí, lệ phí sau:
– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hiện nay có mức là 230.000 đồng;
– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hiện nay có mức là 180.000 đồng;
– Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hiện nay có mức là 120.000 đồng;
– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu hiện nay có mức là 550.000 đồng;
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hiện nay có mức là 120.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.