Không bảo hộ nhãn hiệu là hành động của Doanh nghiệp đang tự đẩy mình vào những rủi ro trong kinh doanh, thậm chí là mất thị trường thực hiện. Vậy rủi ro doanh nghiệp không bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro doanh nghiệp không bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài:
Sở hữu trí tuệ ngày càng giữ một vị trí quan trọng, những vấn đề về sở hữu trí tuệ có được trú trọng, phát triển mạnh mẽ thì mới trở thành nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tự tin và vững chắc hơn đặc biệt là trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Tại Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ đã định nghĩa nhãn hiệu như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hiện nay, tồn tại các loại nhãn hiệu bao gồm như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.
Vì giữ vị trí quan trọng như vậy nên hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những việc làm cần thiết đối với bất cứ sản phẩm nào, không chỉ có ý nghĩa ở trong nước mà còn hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài. Có thể thấy, thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như: Tranh chấp nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, bản quyền tác giả đối với truyện tranh “Thần đồng đất Việt”, tên thương hiệu “Phở Thìn Lò Đúc”, mất chỉ dẫn địa lý café Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc, thương hiệu gạo ST25 đứng trước nguy cơ bị “cướp” nhãn hiệu tại Mỹ…càng đưa ra một hồi chuông báo cho việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.
Việc đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò then chốt hỗ trợ các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với nhau đồng thời cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cần nhận ra được sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình. Bởi vấn đề tồn tại trên nhiều doanh nghiệp ở nước ta chỉ chú trọng đầu tư hình thành, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp khi không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, cụ thể được nêu dưới đây:
– Thứ nhất, Việc thành lập một doanh nghiệp thì luôn phải đối diện với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, trong đó có liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, rủi ro về mất quyền bảo hộ nhãn hiệu có thể diễn ra trên thực tế, đó là bị doanh nghiệp/cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước đó trước và doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ bị mất quyền tài sản về nhãn hiệu/mất quyền độc quyền nhãn hiệu của mình đối với sản phẩm/dịch vụ của mình ở nước đó;
– Thứ hai, hệ quả của việc bị mất nhãn hiệu này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể là đối mặt hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi nhập khẩu, bán sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành xử lý xâm phạm như: thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc nhập khẩu ngay tại các cảng hoặc cửa khẩu biên giới, tiến hành cấm việc kinh doanh sản phẩm gắn nhãn hiệu đó trên thị trường bất cứ lúc nào và trong một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiến hành kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra;
– Thứ ba, doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ tại nhãn hiệu tại nước ngoài thì có khả năng bị mất hoàn toàn thị trường nước ngoài đó cho sản phẩm, hàng hóa gắn nhãn hiệu nếu doanh nghiệp không đổi nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu mới khác tại quốc gia đó. Hậu qảu của việc mất nhãn hiệu vô cùng nặng nề, thường dẫn đến việc bị mất thị trường của sản phẩm gắn nhãn hiệu. Mà đây được coi là đòn chí mạng đối với doanh nghiệp có mục đích hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận;
– Thứ tư, nhãn hiệu bị người khác đăng ký trước ở nước ngoài nếu bên doanh nghiệp nước ngoài khởi kiện thì doanh nghiệp Việt nam cũng bị ảnh hưởng do phải bỏ ra chi phí giải quyết tranh chấp, tiến hành các thủ tục khiếu nại, hủy bỏ hiệu lực để lấy lại nhãn hiệu của mình tại nước đó, như phí tư vấn, thuê luật sư đại diện trước cơ quan đăng ký nhãn hiệu và/hoặc luật sư đại diện tại tòa cũng như các chi phí truyền thông khác.
Với những phân tích nêu trên, rủi ro và thiệt hại trong trường hợp bị không đăng ký nhãn hiệu, hoặc bị mất nhãn hiệu là vô cùng lớn. Cho nên doanh nghiệp để bảo vệ được quyền lợi của mình thì cần lưu ý tìm hiểu và thực hiện hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Nguyên nhân dẫn đến trường tranh chấp thương hiệu tại thị trường nước ngoài:
– Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tranh chấp thương hiệu tại thị trường nước ngoài đó là các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ sự quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì sự thiếu hiểu biết thiếu nhận thức đúng và đánh giá đúng về hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tình trạng mất nhãn hiệu ở nước ngoài trước khi tiến hành kinh doanh tại nước đó. Đây là tình trạng diễn ra phổ biến đối với các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong tâm thế nước đến chân mới nhảy nên sau khi vướng vào những vụ tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu thì vô cùng hoang mang và luôn ở trong thế bị động.
Đây được xác định là nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ các doanh nghiệp khi đưa ra sản phẩm/dịch vụ không thực việc đăng ký nhãn hiệu có thể do nhận thức hoặc do ngại ngần về thủ tục thực hiện hoặc chi phí tiến hành yêu cầu.
– Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do các chủ nhãn hiệu chưa kịp đăng ký nên một số bên đã lợi dụng sơ hở này để nhanh tay đăng ký. Mục đích: Ngăn cản người chủ nhãn hiệu có quyền bảo hộ nhãn hiệu; Có hành vi đầu cơ tên nhãn hiệu để có thể bán lại nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu; Bên cạnh đó công ty nhận thấy doanh nghiệp có sơ hở, họ là bên được chuyển giao/ ủy quyền nhưng họ lại đi đăng ký để chiếm quyền sở hữu của chủ sở hữu và như thế lại xảy ra tranh chấp thương hiệu…
3. Một số lưu ý cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu tại thị trường nước ngoài?
Thứ nhất, vì nhãn hiệu là một trong những đối tượng nằm trong quyền sở hữu trí tuệ, đây được xem là tài sản trí tuệ của cá nhân và doanh nghiệp tạo ra, sẽ chỉ được ghi nhận và pháp luật bảo hộ nếu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, nên việc doanh nghiệp chủ động đăng ký bảo hộ càng sớm càng tốt là vô cùng quan trọng. Nên để bảo đảm sự an toàn thì doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục tra cứu và đăng ký bảo hộ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để luôn chủ động trong mọi tình huống, sẵn sàng giải quyết tranh chấp trong
Thứ hai, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như đăng ký nhãn hiệu. Cần biết rằng, mục đích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là xác lập quyền sở hữu cho chính doanh nghiệp (quyền tư hữu), là bước đầu tiên đặt nền tảng quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu, cũng như là cơ sở để bảo vệ tài sản trí tuệ (tài sản vô hình) nên phải là trách nhiệm, công việc của chính doanh nghiệp. Các các doanh nghiệp, cá nhân cần giữ vững tinh thần chỉ động, thực hiện việc đăng ký tự giác, không ỷ lại, trông chờ vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nhà nước nào khác;
Thứ ba, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ diễn ra trong thời hạn nhất định và cũng không ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hay hoạt động của doanh nghiệp nên cần lưu ý rằng, thời gian và chi phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi xảy ra tranh chấp sẽ luôn ít hơn và tiết kiệm hơn thời gian và chi phí cho khi phải tiến hành giải quyết tranh chấp để được công nhận quyền sở hữu trí tuệ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.