Hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm, dịch vụ.
Mục lục bài viết
1. Quy định đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm, dịch vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định cụ thể về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ. Theo đó, khi thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm và dịch vụ cần phải đáp ứng được các điều kiện chung như sau:
– Đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ, các loại hình 03 chiều hoặc có sự kết hợp giữa các yếu tố nêu trên, đồng thời được tại hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, được thể hiện bằng một hoặc nhiều dấu hiệu âm thanh có thể được phản ánh dưới dạng đồ họa;
– Có khả năng phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với các loại hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể khác trong xã hội.
Theo đó thì có thể nói, khi muốn thực hiện hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm và nhiều dịch vụ, thì các tổ chức và cá nhân có nhãn hiệu cần đăng ký cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể như sau:
– Các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật, dùng cho hàng hóa do các tổ chức và cá nhân đó sản xuất hoặc dịch vụ do các tổ chức và cá nhân đó cung ứng;
– Các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp sẽ có quyền thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mà các chủ thể đó đưa ra trên thị trường, tuy nhiên do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm, đồng thời không phản đối về việc các tổ chức và cá nhân đăng ký;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng, sao cho phù hợp với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể do các tổ chức đó ban hành. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa và dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký được xác định là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đó. Đối với các địa danh và các dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý và đặc sản của địa phương trên lãnh thổ Việt Nam thì việc đăng ký sẽ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đồng ý;
– Tổ chức có chức năng chứng nhận chất lượng, kiểm soát chất lượng, đặc tính vào nguồn gốc, tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đối với điều kiện không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ đó. Đối với các địa danh và dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý và đặc sản địa phương trên lãnh thổ Việt Nam thì việc đăng ký đó cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý và cho phép;
– Hai hoặc nhiều tổ chức, nhiều cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng sở hữu nếu đáp ứng được các điều kiện như sau: việc sử dụng nhãn hiệu đó cần phải nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ mà tất cả các đồng sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình đăng ký nhãn hiệu cho anh nhiều sản phẩm và nhiều dịch vụ cũng cần phải tuân thủ quy định tại Điều 87 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 theo như phân tích nêu trên.
2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm, dịch vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu do pháp luật quy định;
– Tài liệu, giấy tờ, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ được quy định cụ thể từ Điều 102 đến Điều 106 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
–
– Các tài liệu và giấy tờ chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Các tài liệu và giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu người có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ và giấy tờ, tài liệu chứng minh đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về tài chính, chứng từ nộp phí và lệ phí tại cơ quan có thẩm quyền.
Các tổ chức và cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm và dịch vụ cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên, sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không đồng ý đăng ký nhãn hiệu thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng, đưa lại cho người nộp hồ sơ.
3. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm, dịch vụ:
Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp), bao gồm các loại phí sau:
– Lệ phí nộp đơn hiện nay được xác định là 150 nghìn đồng;
– Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ hiện nay được xác định là 120 nghìn đồng;
– Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hiện nay được xác định là 550 nghìn đồng;
– Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu hiện nay được xác định là 100 nghìn đồng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hiện nay được xác định là 600 nghìn đồng;
– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hiện nay được xác định là 160 nghìn đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.