Theo quy định của pháp luật về lao động hiện nay, thời gian thử việc sẽ có quy định tương ứng đối với từng công việc. Vậy thời gian thử việc có phụ thuộc vào bằng cấp người lao động?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời gian thử việc phụ thuộc vào bằng cấp người lao động?
- 2 2. Thời gian thử việc có được gia hạn thêm nhiều lần được không?
- 3 3. Công ty yêu cầu người lao động thử việc quá thời hạn có bị xử phạt không?
- 4 4. Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc riêng không?
- 5 5. Mẫu hợp đồng thử việc hiện nay:
1. Thời gian thử việc phụ thuộc vào bằng cấp người lao động?
Căn cứ tại Điều 25
– Đối với công việc của đối tượng là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: thời gian thử việc không quá 180 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: thời gian thử việc không quá 60 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: thời gian thử việc không quá 30 ngày.
– Đối với những công việc khác: không quá 06 ngày làm việc.
Do đó, theo quy định trên thời gian thử việc đối với các công việc sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc người lao động đảm nhận chứ không phải phụ thuộc vào bằng cấp có hay không của người lao động.
2. Thời gian thử việc có được gia hạn thêm nhiều lần được không?
Căn cứ Điều 25 Bô luật lao động năm 2019 quy định thời gian thử việc như sau:
– Đối với công việc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: thời gian thử việc không quá 180 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: không quá 60 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: không quá 30 ngày.
– Đối với công việc khác: không quá 06 ngày.
Về bản chất, hai bên người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận về mặt thời gian thử việc sao cho phù hợp và tương ứng với tính chất công việc và phải tuân thủ thời gian theo quy định của pháp luật như trên.
Đồng thời, tai Điều 27
– Người sử dụng lao động phải tiến hành thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc.
– Đối với trường hợp thỏa thuận thử việc ghi nhận trong
– Sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc
Như vây, theo quy định trên thì hợp đồng thử việc chỉ được giao kết trong khoảng thời gian theo quy định trên và chỉ được giao kết một lần. Do đó, không thể gia hạn nhiều lần thời gian thử việc.
3. Công ty yêu cầu người lao động thử việc quá thời hạn có bị xử phạt không?
Hiện nay, nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định về thử việc sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, cụ thể xử phạt các mức như sau:
(1) Xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm sau:
– Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng nhưng bắt họ thử việc.
– Sau khi kết thúc thời gian thử việc nhưng không thông báo kết quả thử việc đó đến cho người lao động.
(2) Xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm sau:
– Thử việc quá thời gian pháp luật quy định.
– Đối với một công việc bắt người lao động thử việc quá 01 lần.
– Sau khi thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động (áp dụng trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng thử việc).
– Trong thời gian thử việc, trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Ngoài việc bị xử phạt như trên, người sử dụng lao động còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với công việc đó.
+ Buộc phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động.
Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Còn đối với doanh nghiệp, tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, nếu doanh nghiệp bắt người lao động thử việc quá thời hạn theo luật định đối với công việc tương ứng thì sẽ bị xử phạt từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
4. Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc riêng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 24
Do đó, người lao động và doanh nghiệp không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc riêng. Trường hợp có ký hợp đồng thử việc riêng thì các bên cần lưu ý phải có những nội dung chủ yếu sau:
– Thông tin của phía người sử dụng lao động:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động.
+ Họ và tên; chức danh của người giao kết hợp đồng lao động.
– Thông tin của phía người lao động:
+ Họ và tên.
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Số chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Thông tin về vị trí cũng như công việc đảm nhận.
– Thời gian thử việc trong bao lâu?
– Mức lương thử việc; hình thức chi trả lương; thời hạn trả lương; phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
(căn cứ Khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019).
5. Mẫu hợp đồng thử việc hiện nay:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Chúng tôi gồm:
Một bên là Ông: ………
Chức vụ: …………
Đại diện cho: …………
Địa chỉ: ………
Và
Một bên là: ………
Sinh ngày ……. tháng …….. năm …….…
Nghề nghiệp:………
Hộ khẩu thường trú tại:………
Mang CMND số: ……….. do CA …….. cấp ngày …… tháng …… năm ………..
Thoả thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Ông (bà) ……….. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là 03 tháng kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm …………..
Tại địa điểm: ………
Chức danh chuyên môn: ……….. Chức vụ: ………
Công việc phải làm:
– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc);
– Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;
– Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và theo lệnh của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc)
Điều 2: Chế độ làm việc:
– Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);
– Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:
1. Quyền lợi:
– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;
– Mức lương thử việc:
– Phụ cấp: Tự túc
– Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày 15 hàng tháng;
– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)
– Chế độ đào tạo: …….
– Những thoả thuận khác: ……
2. Nghĩa vụ:
– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;
– Nộp văn bằng, chứng chỉ bản sao y chứng thực có thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp ( có học hàm cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng thử việc này.
– Chấp hành nọi quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động…..
– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty đê trục lợi cá nhân;
– Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 24 tháng kể từ khi nghỉ việc tại Công ty nhân viên không được phép : Cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của Công ty cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng cho mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty.Trường hợp bị phát hiện – Cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:………
Điều 5: Điều khoản thi hành:
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;
– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….
Hợp đồng làm tại:…………
Người lao động (Ký, ghi rõ họ tên) | Người sử dụng lao động (Ký, ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.