Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định, không thể thanh toán lương cho nhân viên đúng thời hạn. Dưới đây là mẫu thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động hiện nay có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động:
TÊN CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
THÔNG BÁO
Về việc chậm lương tháng …/…
Kính gửi: Nhân viên công ty …
Căn cứ quy định tại
Căn cứ nội dung các
Công ty xin thông báo về việc chậm trả lương tháng …/…
– Lý do về việc chậm trả lương: Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Công ty đã dùng mọi biện pháp để khắc phục nhưng doanh thu vẫn sụt giảm, ảnh hưởng đến khả năng tài chính cũng như khả năng chi trả lương đúng hạn cho nhân viên.
– Thời gian dự kiến trả lương vào ngày: …
Hy vọng toàn thể nhân viên thông cảm và đồng hành với công ty vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Công ty xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Nội chung cơ bản của mẫu thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động:
Mẫu thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động về cơ bản sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Tên công ty, số hiệu văn bản (nếu có);
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Địa điểm, ngày tháng năm;
– Tên văn bản thông báo viết in hoa và in đậm, nêu rõ về việc chậm lương tháng nào;
– Phần kính gửi ghi rõ người phòng ban, bộ phận nhận thông báo;
– Căn cứ vào quy định hoặc hợp đồng với người lao động;
– Nội dung thông báo cụ thể;
– Lý do chậm lương cho người lao động;
– Thời gian trả lương dự kiến cho người lao động;
– Lời xin lỗi hoặc cảm ơn của công ty gửi đến người lao động;
– Chữ ký của người lập thông báo, giám đốc hoặc thành viên ban lãnh đạo liên quan.
3. Vai trò của mẫu thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động:
Về nguyên tắc thì công ty và doanh nghiệp cần phải trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động phải phù hợp với sự thỏa thuận của các bên. Căn cứ theo quy định tại Điều 94 của
– Người sử dụng lao động sẽ cần phải trả lương trực tiếp, trả lương đầy đủ và đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể trực tiếp nhận lương thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hoạt động ủy quyền hợp pháp;
– Người sử dụng lao động không được hạn chế quyền chi tiêu lương của người lao động hoặc can thiệp trực tiếp vào quá trình chi tiêu lương của người lao động đó, không được thực hiện các hành vi ép buộc người lao động chi tiêu lương vào quá trình mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 97 của
– Người lao động hưởng lương theo giờ, người lao động hưởng lương theo ngày, người lao động hưởng lương theo tuần thì theo quy định của pháp luật, người lao động đó sẽ được trả lương theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần làm việc, hoặc có thể được trả gộp khi người lao động và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận với nhau tuy nhiên không được quá 15 ngày phải được trả gộp một lần;
– Người lao động hưởng lương theo tháng thì người lao động đó sẽ được trả lương một tháng một lần hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để trả lương nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương khi người lao động hưởng lương theo tháng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau, tuy nhiên các bên cần phải ấn định vào một thời điểm cố định có tính chu kỳ, khi đến thời điểm đó thì sẽ thực hiện nghĩa vụ trả lương;
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, người lao động hưởng lương theo khoán thì sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, nếu công việc người lao động phải làm trong nhiều tháng liên tục thì hàng tháng, người lao động sẽ có quyền tạm ứng tiền lương phù hợp với khối lượng công việc mà người lao động đó đã làm trong tháng;
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục trên thực tế trong khả năng của mình, tuy nhiên vẫn không thể thanh toán lương đúng hạn cho người lao động thì vẫn sẽ không được phép chậm quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm cho người lao động từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo mức lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng thương mại nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ có ngoại lệ, tức là sẽ được chậm trả lương cho người lao động trong trường hợp xuất hiện sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà phía bên người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục, tuy nhiên vẫn không thể trả lương đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động sẽ không được trả chậm lương cho người lao động vượt quá 30 ngày, nếu chậm trả lương cho người lao động vượt quá thời gian này thì người sử dụng lao động đó vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính giống như trường hợp thông thường. Đồng thời, nếu trả chậm lương cho người lao động trong khoảng thời gian từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền lương chậm trả đối với người lao động được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng thương mại nơi người sử dụng lao động mở tài khoản để trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Có thể nói, mặc dù pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc người sử dụng lao động cần phải ra thông báo về vấn đề chậm trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, việc thông báo chậm trả lương khi người sử dụng lao động chậm trả là điều vô cùng cần thiết đối với người lao động. Thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động thể hiện thái độ tôn trọng của doanh nghiệp và công ty đối với người lao động. Thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động cần phải nêu rõ lý do chậm trả lương, thời gian trả lương dự kiến sẽ thực hiện để người lao động có thể an tâm làm việc, tránh gây bức xúc trong quan hệ lao động, kéo theo nhiều hoạt động không mong muốn như đình công, tranh chấp lao động … Ngoài ra thì có thể nói, thông báo chậm trả lương của người sử dụng lao động cũng sẽ giúp cho người lao động nắm bắt rõ tình hình hoạt động của công ty, từ đó sắp xếp tài chính cá nhân chi tiêu phù hợp cho bản thân cho đến khi người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trên thực tế. Nếu thời gian chậm trả lương kéo dài quá mức quy định theo như phân tích nêu trên, người lao động hoàn toàn có quyền phản ánh riêng lên công đoàn, khiếu nại đến chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở để được giải quyết quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.