Bảo hiểm tai nạn lao động là loại bảo hiểm được hầu hết các công ty mua nhằm mục đích bảo vệ cho người lao động làm việc trong công ty của mình khi xảy ra các thương tật trong quá trình lao động. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng vào quỹ tai nạn lao động, quỹ bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, hằng năm sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hàng tháng thì người sử dụng lao động sẽ cần phải đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ, điểm h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, ngoại trừ trường hợp người lao động đó được xác định là người giúp việc trong gia đình, theo một trong các mức đóng cụ thể như sau:
+ Mức đóng bình thường theo quy định của pháp luật sẽ được xác định bằng 0,5% quỹ tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đồng thời sẽ được áp dụng đối với người lao động được xác định là cán bộ công chức, viên chức và những đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, công tác trong các đơn vị và cơ quan của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quân đội và công an, các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động;
+ Mức đóng được xác định là 0,3% quỹ tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người sử dụng lao động hàng tháng sẽ phải thực hiện hoạt động đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức là 0,55 mức lương cơ sở đối với người lao động căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Người sử dụng lao động được xác định là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các tổ hợp tác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện hoạt động trả lương theo sản phẩm, theo khoản thì mức đóng hàng tháng sẽ tương ứng với các điều kiện cụ thể trong từng trường hợp khác nhau được quy định cụ thể tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phương thức đóng trong trường hợp này có thể được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì mức đóng của doanh nghiệp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
– Mức độ bình thường sẽ được xác định bằng 0,5% quỹ tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đồng thời sẽ được áp dụng đối với các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức, những người thuộc lực lượng vũ trang, làm việc trong các đơn vị và cơ quan của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, quân đội, công an, các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động;
– Mức đóng sẽ được xác định bằng 0,3% quỹ tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, điều luật này sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả cho những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2019 có quy định về vấn đề sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo đó, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ được sử dụng như sau:
– Chi trả cho các khoản kinh phí khám và giám định thương tật, bệnh tật do nguyên nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đặc ứng đầy đủ điều kiện được hưởng căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, được sử dụng để chi trả nguồn chi phí khám chữa bệnh và giám định đối với các trường hợp được xác định là người lao động chủ động đi khám giám định suy giảm khả năng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 mà kết quả khám giám định đáp ứng đầy đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Chi trả trợ cấp một lần phải chi trả trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ đối với các đối tượng làm việc trong doanh nghiệp của mình;
– Chi hỗ trợ cho các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;
– Chi trả cho hoạt động dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động;
– Hỗ trợ cho hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro liên quan đến lĩnh vực tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Hỗ trợ điều chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc tại doanh nghiệp đó;
– Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Đóng bảo hiểm y tế cho những người nghỉ việc tuy nhiên vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Như vậy có thể nói, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ được dùng để chi trả cho những khoản nêu trên.
3. Trường hợp người sử dụng lao động có trách nhiệm trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người lao động khi họ bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như sau:
– Sơ cứu kịp thời phải cuối cấp cứu kịp thời cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động sẽ phải chi trả tiền tạm ứng cho hoạt động sơ cứu, cấp cứu, hoạt động điều trị của người lao động trong quá trình họ điều trị khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán chi phí y tế từ hoạt động sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động/hoặc bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
+ Thanh toán phần chi phí nằm trong danh mục chi trả và những khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với những người lao động có tham gia hoạt động bảo hiểm y tế;
+ Chi trả cho các khoản kinh phí khám chữa bệnh, giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động có kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đó đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là hội đồng giám định y khoa;
– Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với những người lao động không tham gia hoạt động bảo hiểm y tế.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả các khoản chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động khi đáp ứng được các điều kiện sau:
– Kết quả giám định cho thấy người lao động đó có khả năng suy giảm sức khỏe lao động dưới 5%;
– Người sử dụng lao động được xác định là người giới thiệu cho người lao động đó đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.